Quảng Ninh là địa phương có hoạt động du lịch với lượng khách lưu trú hàng năm lớn; cùng với đó là các khu công nghiệp, đơn vị ngành than với những bếp ăn tập thể lớn nên vấn đề đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) luôn được các cấp, các ngành đặc biệt quan tâm.

Quảng Ninh quyết tâm đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm

Bài PR | 24/12/2017, 16:25

Quảng Ninh là địa phương có hoạt động du lịch với lượng khách lưu trú hàng năm lớn; cùng với đó là các khu công nghiệp, đơn vị ngành than với những bếp ăn tập thể lớn nên vấn đề đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) luôn được các cấp, các ngành đặc biệt quan tâm.

Trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh hiện có 17.293 cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm, trong đó có 1.234 cơ sở sản xuất nuôi trồng nông, lâm sản và thủy sản; 825 cơ sở sản xuất, chế biến; 9.516 cơ sở kinh doanh; 4.502 cơ sở dịch vụ ăn uống; 1.216 cơ sở kinh doanh thức ăn đường phố. Thực phẩm được sử dụng từ nhiều nguồn cung cấp với đa dạng, phong phú các loại thực phẩm trong tỉnh, ngoài tỉnh và thực phẩm nhập khẩu.

Lực lượng chức năng thường xuyên kiểm tra các cơ sở bán hàng trên địa bàn toàn tỉnh

Trong những năm qua, công tác ATVSTP được Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh đặc biệt quan tâm chỉ đạo. Đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh trực tiếp làm Trưởng ban Chỉ đạo liên ngành về ATTP, 03 đồng chí Phó chủ tịch UBND tỉnh làm Phó trưởng Ban Chỉ đạo và có sự phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên BCĐ.

Việc quản lý Nhà nước về ATTP đã được UBND tỉnh phân công, phân cấp rõ ràng cho 3 ngành: Y tế, Công thương, Nông nghiệp&PTNT và UBND các cấp; đồng thời giao rõ trách nhiệm cho người đứng đầu cấp ủy, chính quyền địa phương và các sở, ngành trong công tác đảm bảo ATTP.

Cùng với đó, công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về ATTP cũng được các cấp, các ngành đổi mới theo hướng tiếp cận trực tiếp đến đối tượng và cộng đồng, tạo sự chuyển biến tích cực trong công tác đảm bảo ATTP. Tỉnh cũng đã ban hành nhiều chính sách khuyến khích hỗ trợ phát triển sản xuất đảm bảo ATTP, hỗ trợ tạo động lực cho người dân, doanh nghiệp tham gia đầu tư vào sản xuất thực phẩm an toàn.

Song song với công tác chỉ đạo, tuyên truyền, công tác thanh, kiểm tra đã được các ngành, địa phương đổi mới phương thức hoạt động. Thay bằng thụ động, có kế hoạch từ trước thì nay chuyển sang tăng cường thanh, kiểm tra đột xuất, phối hợp liên ngành. Tính từ đầu năm 2017 đến nay, toàn tỉnh đã tổ chức thành lập 736 đoàn tiến hành thanh, kiểm tra định kỳ (73 đoàn cấp tỉnh, 105 đoàn cấp huyện, 558 đoàn cấp xã) tại 17.972 lượt cơ sở.

Trong quá trình thanh, kiểm tra đã phát hiện 4.180 cơ sở vi phạm, chiếm 23,3%, trong đó phạt cảnh cáo và nhắc nhở 2.243 cơ sở, phạt tiền 1.937 cơ sở. Đặc biệt trong năm 2017 đã tiến hành kiểm tra đột xuất 1.117 cuộc với 1.153 cơ sở, tăng 182 cuộc kiểm tra đột xuất so với năm 2016.

Thông qua các cuộc thanh, kiểm tra, tổng số tiền xử phạt vi phạm hành chính từ các cơ sở nộp về ngân sách Nhà nước đạt trên 8,6 tỉđồng, tăng trên 1,1 tỉđồng so với năm 2016. Các vi phạm chủ yếu do vận chuyển, kinh doanh thực phẩm không rõ nguồn gốc, thực phẩm nhập lậu. Các cơ sở, cá nhân vi phạm đã được công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng.

Từ sự vào cuộc tích cực của các cấp, các ngành nên trong năm 2017 trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh không xảy ra vụ ngộ độc thực phẩm tập thể trên 30 người mắc; không có người tử vong do ngộ độc thực phẩm; không để xảy ra dịch bệnh truyền qua thực phẩm, góp phần quan trọng vào công tác chăm sóc, bảo vệ sức khỏe nhân dân và phát triển kinh tế - xã hội bền vững của tỉnh.

Hiện nay sắp đến Tết Nguyên đán 2018, nhu cầu sử dụng thực phẩm của người dân có xu hướng tăng dần, trong khi Quảng Ninh là tỉnh biên giới có nhiều cửa khẩu, địa hình miền núi, sông nước phức tạp, chia cắt, nhiều đường mòn, lối mở…, thuận lợi cho các đối tượng sử dụng nhiều phương thức, thủ đoạn tinh vi để buôn bán, vận chuyển các loại thực phẩm lậu, không rõ nguồn gốc xuất xứ, không bảo đảm ATTP từ Trung Quốc vào địa bàn tỉnh.

Đây là vấn đề phức tạp, nan giải đã được các cấp, các ngành xác định hàng năm mỗi khi Tết đến, xuân về. Tuy nhiên để đấu tranh phòng, chống thực phẩm bẩn, không đảm bảo vệ sinh ATTP dịp cuối năm không phải là chuyện dễ. Do vậy, các ngành chức năng và chính quyền các địa phương tuyệt đối không được chủ quan; cần chủ động các biện pháp nghiệp vụ tiến hành thanh, kiểm tra đột xuất các vị trí, cơ sở tiềm ẩn nguy cơ cao lưu trữ, sản xuất các mặt hàng không đảm bảo chất lượng, hàng nhập lậu…, góp phần đảm bảo cho mỗi người, mỗi nhà đều được sử dụng sản phẩm sạch trong niềm vui, hạnh phúc đón Tết cổ truyền của dân tộc.

Mạnh Trường
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng yêu cầu đẩy mạnh quản lý nhà nước về thương mại điện tử
một giờ trước Theo dòng thời sự
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký Công điện số 119/CĐ-TTg ngày 25.11.2024 yêu cầu một số bộ liên quan và các địa phương tiếp tục đẩy mạnh công tác quản lý nhà nước về thương mại điện tử.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Quảng Ninh quyết tâm đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm