Chính quyền bang Quebec (Canada) đã thành công thông qua các biện pháp bảo vệ tiếng Pháp mà các nhà phê bình cảnh báo sẽ định hình lại tất cả các khía cạnh của đời sống.

Quebec bảo hộ tiếng Pháp, đè nén người nói tiếng Anh, nguy cơ phân ly bùng nổ tại Canada

Anh Tú | 26/05/2022, 06:49

Chính quyền bang Quebec (Canada) đã thành công thông qua các biện pháp bảo vệ tiếng Pháp mà các nhà phê bình cảnh báo sẽ định hình lại tất cả các khía cạnh của đời sống.

Dự luật 96, được thông qua vào chiều 24.5 tại nghị viên bang, sẽ yêu cầu những người nhập cư và người tị nạn mới sau khi đến 6 tháng phải giao tiếp với các quan chức bang bằng duy nhất tiếng Pháp hoặc đối mặt với việc bị từ chối tị nạn. Dự luật cũng hạn chế việc sử dụng tiếng Anh trong hệ thống hành chính và giới hạn số lượng ghi danh tại các trường dạy tiếng Anh trong bang.

Liên minh quản lý Avenir Québec đã nhận được sự ủng hộ từ phe cánh tả Québec Solidaire để thông qua dự luật với tỷ lệ ủng hộ 78/29. Những người Tự do ở Quebec đã bỏ phiếu chống lại dự luật, cho rằng nó đã đi quá xa. Phe ly khai Parti Québécois cho biết luật này đi chưa đủ xa.

Ăn mừng việc thông qua dự luật, thủ hiến bang François Legault đã coi nó như một nỗ lực nhằm tăng cường bảo vệ cho ngôn ngữ chính thức của Quebec. Thủ hiến cũng bác bỏ lo ngại rằng luật này làm suy yếu quyền của các nhóm ngôn ngữ thiểu số.

Ông Legault cho biết: “Tôi biết không có nhóm ngôn ngữ thiểu số nào được phục vụ bằng ngôn ngữ riêng của họ tốt hơn cộng đồng nói tiếng Anh ở Quebec. Chúng tôi tự hào về điều đó và chúng tôi cũng tự hào là một bang nói tiếng Pháp ở Bắc Mỹ và nhiệm vụ của chúng tôi là bảo vệ ngôn ngữ chung của mình”.

Những nỗ lực trước đây của Quebec để bảo vệ tiếng Pháp đã được dấy lên trong quá khứ. Vào năm 2019, bang đã từ chối cư trú đối với một phụ nữ đến từ Pháp, khi lập luận rằng người này không thể chứng minh mình có thể nói tiếng Pháp. Năm đó, chính quyền đề xuất cấm lời chào phổ biến "Bonjour-hi", rồi nhanh chóng “quay xe” trong bối cảnh người dân phẫn nộ rồi chế giễu. Vào tháng 11, người đứng đầu hãng hàng không lớn nhất của bang đã bị trừng phạt vì thừa nhận ông chưa bao giờ học tiếng Pháp, mặc dù đã sống ở Montreal trong 14 năm.

Thủ hiến Legault cho biết những người chỉ trích dự luật đã đổ thêm “dầu vào lửa”, đưa “thông tin sai lệch” đang lan rộng khắp bang trước cuộc bỏ phiếu.

Hàng nghìn người đã phản đối dự luật trong những tuần gần đây vì lo ngại nhiều dịch vụ công sẽ bị cắt giảm.

Thủ hiến Legault gạt bỏ lo ngại rằng những người tìm kiếm dịch vụ chăm sóc sức khỏe bằng tiếng Anh sẽ gặp phải những rào cản mới: “Chúng tôi cam kết bảo vệ quyền tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe bằng tiếng Anh của bạn. Đó là một lời hứa lịch sử mà chúng tôi sẽ giữ lời, và bạn sẽ tiếp tục có bệnh viện, trường học… và trường đại học nói tiếng Anh”.

Trong khi đó, Marlene Jennings, người đứng đầu Mạng lưới các nhóm cộng đồng Quebec, tổ chức thúc đẩy quyền của những người nói tiếng Anh trong bang, tuyên bố: “Dự luật 96 là sự phủ nhận nhân quyền nghiêm trọng nhất trong lịch sử của Quebec và Canada”.

Bà nói: “Đạo luật này hủy bỏ quyền tiếp cận các dịch vụ bằng tiếng Anh của khoảng 300.000 đến 500.000 người Quebec nói tiếng Anh”.

Julius Gray, một luật sư dẫn đầu cuộc chiến chống lại dự luật, gọi việc thông qua dự luật này là một trong những "cách sử dụng quyền lực vô cớ nhất mà tôi từng thấy". Gray cho biết ông và các luật sư khác đã lên kế hoạch đưa ra một loạt thách thức pháp lý, thậm chí họ theo đuổi nó đến tận Liên Hợp Quốc.

Dự luật cũng vấp phải sự chỉ trích từ các nhóm Bản địa, những người nói rằng nó làm xói mòn quyền ngôn ngữ của người Bản địa.

Đầu tháng này, chính quyền người Mohawk bản địa trong cộng đồng Kahnawake, đã tuyên bố rằng dự luật “sẽ không bao giờ áp dụng” đối với người dân trên vùng đất tổ tiên của họ.

Hôm 24.5, Hội đồng các bộ lạc bản địa đã gọi Dự luật 96 là “một bước thụt lùi lớn” gây tổn hại cho các nỗ lực hòa giải.

Nhưng bằng cách viện dẫn một cơ chế lập pháp được gọi là “điều khoản bất chấp” để bảo hộ luật 96 miễn nhiễm với các thách thức hiến pháp, chính quyền Quebec đã giảm thiểu đáng kể cơ hội can thiệp của chính phủ liên bang.

Thủ tướng Canada Justin Trudeau tỏ ra thận trọng với dự luật khi chỉ nói với các phóng viên rằng ông có "quan ngại" về nội dung của nó.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Tổng Bí thư Đảng Cách mạng Hiện đại cầm quyền Dominicana
1 giờ trước Sự kiện
Theo Đặc phái viên TTXVN, trong chương trình thăm chính thức Cộng hoà Dominicana, ngày 21.11 (giờ địa phương), tại thủ đô Santo Domingo, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp Tổng Bí thư Đảng Cách mạng Hiện đại (PRM) cầm quyền, Thị trưởng Thành phố Santo Domingo - bà Carolina Mejia.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Quebec bảo hộ tiếng Pháp, đè nén người nói tiếng Anh, nguy cơ phân ly bùng nổ tại Canada