Với đa số đại biểu tán thành, sáng 10.11, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về dự toán ngân sách nhà nước (NSNN) năm 2024.

Quốc hội thông qua Nghị quyết về dự toán ngân sách Nhà nước 2024

Lam Thanh | 10/11/2023, 11:23

Với đa số đại biểu tán thành, sáng 10.11, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về dự toán ngân sách nhà nước (NSNN) năm 2024.

Sáng 10.11, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội Lê Quang Mạnh trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Nghị quyết về dự toán NSNN năm 2024.

Ông Mạnh cho biết một số ý kiến đề nghị đánh giá kỹ tỷ lệ huy động vào NSNN, vì chỉ đạt được 15,7% GDP. Con số này thấp hơn yêu cầu quy định tại Nghị quyết của Quốc hội về kế hoạch tài chính 5 năm quốc gia và thấp hơn so với năm 2022.

Theo ông Mạnh, trong 2 năm 2022 - 2023, nền kinh tế gặp khó khăn do tác động của dịch bệnh, tăng trưởng kinh tế không đạt như kế hoạch, doanh nghiệp (DN) gặp nhiều khó khăn… Quốc hội, Chính phủ đã ban hành một số chính sách thu theo hướng miễn, giãn, giảm thuế suất để hỗ trợ DN và người dân khôi phục sản xuất kinh doanh với quy mô lớn.

Theo đó, hệ thống chính sách thu không thể điều chỉnh theo hướng tăng tỷ lệ huy động cao hơn vào NSNN, khai thác các dư địa thu, mở rộng và chống xói mòn cơ sở thuế như yêu cầu tại Nghị quyết số 23/2021/QH15. Theo đó, đã ảnh hưởng trực tiếp đến tỷ lệ huy động vào NSNN năm 2023.

anh-man-hinh-2023-11-10-luc-10.12.00.png
Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội Lê Quang Mạnh trình bày báo cáo

Trong thời gian tới, UBTVQH đề nghị Chính phủ tiếp tục triển khai  quyết liệt, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp đề ra tại Nghị quyết của Quốc hội, UBTVQH nhằm thúc đẩy phục hồi kinh tế; quản lý chặt chẽ nguồn thu, thu đúng, thu đủ, chống thất thu, góp phần tăng thu cho NSNN, đảm bảo cân đối thu-chi NSNN.

Ngoài ra, Chính phủ cần chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương tiếp tục nghiên cứu, đề xuất các giải pháp hỗ trợ, phục hồi sản xuất kinh doanh, ổn định kinh tế vĩ mô, tạo nguồn thu bền vững cho NSNN.

Nhiều ý kiến đề nghị sớm cụ thể hóa Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 16.9.2022 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng; có cơ chế điều tiết hợp lý, hiệu quả nguồn thu từ tiền sử dụng đất, tiền thuê đất giữa Trung ương và địa phương và điều chỉnh lại một số khoản thu từ thuế nhằm góp phần tăng nguồn lực cho ngân sách Trung ương.

Một số ý kiến đề nghị báo cáo cụ thể về tình hình cổ phần hóa, thoái vốn Nhà nước tại DN; đẩy nhanh tiến độ cổ phần hóa DN nhà nước nhưng đồng thời phải bảo đảm tính hiệu quả, chặt chẽ, tránh gây thất thoát vốn và tài sản nhà nước tại DN.

Ông Mạnh cho rằng, trong những năm gần đây, thu từ cổ phần hóa, thoái vốn Nhà nước tại DN còn thấp, nhiều năm không đạt dự toán.

Dự toán năm 2023 xây dựng ở mức khá thận trọng (3 nghìn tỉ đồng). Tuy thực hiện 8 tháng ước đạt 7,4 nghìn tỉ đồng, bằng 246,7% dự toán, song ước thu cả năm bằng thu 8 tháng, chủ yếu do tăng thu nộp ngân sách tiền thoái vốn tại DN thuộc địa phương từ các năm trước.

Điều này cho thấy, tình hình cổ phần hóa, thoái vốn Nhà nước tại DN năm 2023 chưa được cải thiện, còn bất cập. Chính phủ dự kiến giai đoạn 2021 - 2025 chỉ thu được khoảng 26 - 27 nghìn tỉ đồng, làm ảnh hưởng lớn đến việc cân đối nguồn cho đầu tư phát triển theo Nghị quyết 23.

anh-man-hinh-2023-11-10-luc-10.33.54.png
Quốc hội thông qua Nghị quyết về dự toán ngân sách Nhà nước 2024

Theo đó, tiếp thu ý kiến các vị ĐBQH, UBTVQH đề nghị Chính phủ có báo cáo cụ thể, rõ ràng về tình hình cổ phần hóa, thoái vốn Nhà nước; sớm có giải pháp đẩy nhanh tiến độ thực hiện cổ phần hóa, thoái vốn; tránh gây thất thoát vốn và tài sản Nhà nước.

Sau khi nghe Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội Lê Quang Mạnh trình bày, Quốc hội tiến hành biểu quyết thông qua nghị quyết này.

Kết quả biểu quyết điện tử cho thấy, có 466 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành (chiếm tỷ lệ 94,33%). Như vậy, với đa số đại biểu tham gia biểu quyết tán thành, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về dự toán NSNN năm 2024.

Theo đó, Nghị quyết về dự toán NSNN năm 2024 quyết nghị:

- Số thu ngân sách nhà nước là 1,7 triệu tỉ đồng

- Thu chuyển nguồn cải cách tiền lương của ngân sách địa phương đến hết năm 2023 còn dư chuyển sang bố trí dự toán năm 2024 của một số địa phương là 19.040 tỉ đồng để thực hiện mức lương cơ sở 1,8 triệu đồng/tháng.

- Tổng số chi ngân sách nhà nước là 2,11 triệu tỉ đồng

- Mức bội chi ngân sách nhà nước là 399.400 tỉ đồng, tương đương 3,6% tổng sản phẩm trong nước (GDP), gồm:

Bội chi ngân sách trung ương là 372.900 tỉ đồng, tương đương 3,4%GDP;

Bội chi ngân sách địa phương là 26.500 tỉ đồng, tương đương 0,2%GDP;

- Tổng mức vay của ngân sách nhà nước là 690.553 tỉ đồng.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Sau sắp xếp bộ máy tổ chức, TP.HCM giảm 129 đầu mối
1 giờ trước Theo dòng thời sự
Ngày 22.11, Thành ủy TP.HCM tổ chức hội thảo “Tiếp tục xây dựng hệ thống chính trị tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả; đổi mới nội dung, phương thức lãnh đạo của các cấp ủy, quản lý của chính quyền; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đáp ứng nhiệm vụ trong tình hình mới”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Quốc hội thông qua Nghị quyết về dự toán ngân sách Nhà nước 2024