Bộ Nông nghiệp và Nguồn nước Úc vừa ra thông báo quy định mới của Úc về việc tăng cường tần suất kiểm tra hàng thuỷ sản Việt Nam nhập khẩu vào nước này.

Rào cản xuất khẩu thủy sản sang Úc vẫn là... chất lượng

tuyetnhung | 17/08/2016, 18:04

Bộ Nông nghiệp và Nguồn nước Úc vừa ra thông báo quy định mới của Úc về việc tăng cường tần suất kiểm tra hàng thuỷ sản Việt Nam nhập khẩu vào nước này.

Ngày 17.8, Bộ Công thương phát đi thông báo cho biết, Cơ quan Tiêu chuẩn Thực phẩm Úc – New Zealand đã phân loại thực phẩm nhập khẩu vào Úc theo nhóm sản phẩm, bao gồm: nhóm sản phẩm rủi ro và nhóm sản phẩm giám sát, đồng thời ban hành chế độ kiểm tra nhập khẩu tương ứng theo từng nhóm.

Đối với các cơ sở chế biến thuỷ sản Việt Nam có lô hàng bị cảnh báo và đã có các biện pháp khắc phục,được Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thuỷ sản (Nafiqad) thẩm tra phù hợp, thì theo phía Úc, việc dỡ bỏ chế độ kiểm tra tăng cường đối với các lô hàng thuỷ sản của các doanh nghiệp này hoàn toàn phụ thuộc vào kết quả kiểm tra nhập khẩu đối với các lô hàng tiếp theo của doanh nghiệp.

Theo đó, đối với nhóm sản phẩm thuỷ sản rủi ro gồm: NT2MV, giáp xác luộc/tôm, cá thu/cá ngừ, cá đã chế biến và ăn liền, thuỷ sản phối trộn… tỷ lệ kiểm tra ban đầu của nhóm này là 100% các lô hàng. Nếu 5 lô hàng liên tiếp đạt yêu cầu, tỷ lệ kiểm tra sẽ giảm xuống còn 25%. Nếu 20 lô hàng tiếp sau đó đạt yêu cầu, tỷ lệ kiểm tra sẽ giảm xuống còn 5%. Nếu có bất kỳ lô hàng nào không đạt yêu cầu thì sẽ quay lại tỷ lệ kiểm tra 100% như lúc đầu.

Nhóm sản phẩm thuỷ sản giám sát gồm cá, bột cá tươi, ướp lạnh, đông lạnh, khô, ướp muối, cámòi, cá hồi và sản phẩm dạng mắm từ cá đã sơ chế, bảo quản hoặc đóng hộp. Nhóm sản phẩm thuỷ sản cần giám sát thứ hai là cá/giáp xác (tươi, ướp lạnh, đông lạnh) có nguồn gốc nuôi trồng. Tần suất kiểm tra nhóm thuỷ sản trên sẽ theo tỷ lệ kiểm tra ban đầu là 5%. Nếu có lô hàng vi phạm, tỷ lệ kiểm tra sẽ là 100%. Nếu 5 lô hàng liên tiếp đạt yêu cầu, tỷ lệ sẽ giảm xuống còn 5%.

Hiện nay, Úc được xem là thị trường đầy tiềm năng cho xuất khẩu thủy sản Việt Nam. Vấn đề chênh lệch cung - cầu của quốc gia này đang ở mức lớn khi mỗi năm, sản lượng thủy sản nội địa đạt từ 220.000-280.000 tấn (gồm cả đánh bắt và nuôi trồng), mà khoảng một nửa trong đó lại được xuất khẩu. Trong khi đó, nhu cầu tiêu thụ thủy sản ở nước này vào khoảng 1 triệu tấn/năm. Sản lượng thủy sản nội địa của Úc lại đang có xu hướng giảm do nước này có chủ trương giảm đánh bắt trên biển để bảo vệ môi trường.

Chính vì vậy, nhu cầu nhập khẩu thủy sản của Úc sẽ ngày càng tăng mạnh. Nếu như năm 2011, giá trị nhập khẩu thủy sản của Úc là 868 triệu USD, thì năm 2014 đã tăng hơn 2 lần lên 1,9 tỉ USD.

Việt Nam đang đứng hàng thứ 4 trong số những nước xuất khẩu thủy sản vào Úc, sau Thái Lan, Trung Quốc và New Zealand. Năm 2015, giá trị xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang Úc đạt 117 triệu USD, chiếm 11,2% tổng giá trị nhập khẩu thủy sản của nước này. So với Thái Lan, giá trị thủy sản Việt Nam xuất khẩu sang Úc chưa bằng một nửa. Do đó, dư địa để Việt Nam gia tăng xuất khẩu thủy sản sang Úc còn khá lớn.

Tuy nhiên, khiChính phủ Úc quy định một số loại thủy sản như tôm nhập khẩu vào nước này phải có xuất xứ từ những quốc gia sạch bệnh thìViệt Nam lạichưa đáp ứng được điều này, nên các doanh nghiệp xuất khẩu trong nướccòn gặp nhiều khó khăn.

Mặt khác, giá trị xuất khẩu của Việt Nam cũng đang đứng trước thách thức lớn khi số lô hàng thủy sản đangbị các nước nhập khẩu cảnh cáo, trả về tăng cao đột biến. Nguyên nhân là do công đoạn nuôi trồng, cơ sở nuôi hiện chưa tuân thủ đúng thời gian ngừng sử dụng thuốc trước khi thu hoạch đối với một số hóa chất, kháng sinh được phép sử dụng.

Theo các chuyên gia trong ngành thủy sản, việc sử dụng kháng sinh, hóa chất ở Việt Namđang trong tình trạng báo động. Nếu không khắc phục tốt vấn đề này, ngành thủy sản Việt Nam có nguy cơ sẽ mất dần thị trường và ảnh hưởng lớn đến uy tín, thương hiệu trên thị trường thế giới.

Tuyết Nhung
Bài liên quan
Đổi mới sáng tạo là chìa khóa để thúc đẩy kinh tế tuần hoàn trong ngành thủy sản
Ngày 22.11, tại Cần Thơ, Tổ chức Hợp tác quốc tế Đức GIZ phối hợp với Cục Thủy sản (Bộ NN-PTNT) tổ chức hội thảo khởi động dự án “Cải thiện hệ thống tuần hoàn nước phục vụ nuôi trồng thủy sản bền vững và Tham vấn các giải pháp đổi mới sáng tạo ngành tôm Việt Nam nhằm thúc đẩy kinh tế tuần hoàn” (viết tắt là Dự án).

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng yêu cầu đẩy mạnh quản lý nhà nước về thương mại điện tử
25 phút trước Theo dòng thời sự
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký Công điện số 119/CĐ-TTg ngày 25.11.2024 yêu cầu một số bộ liên quan và các địa phương tiếp tục đẩy mạnh công tác quản lý nhà nước về thương mại điện tử.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Rào cản xuất khẩu thủy sản sang Úc vẫn là... chất lượng