Phân biệt chủng tộc không phải là vấn đề riêng với người gốc Á tại Mỹ, mà còn ở nhiều quốc gia khác trên thế giới.

Sự an toàn của người gốc Á đang bị đe dọa trên khắp thế giới

Đan Thuỳ (Tổng hợp) | 23/03/2021, 11:29

Phân biệt chủng tộc không phải là vấn đề riêng với người gốc Á tại Mỹ, mà còn ở nhiều quốc gia khác trên thế giới.

Vụ xả súng kinh hoàng và đau thương tại Atlanta (Mỹ) khiến 8 người thiệt mạng, trong đó có 6 nạn nhân là phụ nữ gốc Á đã gây ra một sự phẫn nộ rất lớn trong cộng đồng. Phong trào chống thù ghét bạo lực với người gốc Á vì thế đang gia tăng rất nhanh tại Mỹ.

Trong tuyên bố nhân Ngày quốc tế Xóa bỏ phân biệt chủng tộc (21.3), Tổng thống Joe Biden thừa nhận Mỹ đang đối mặt với rất nhiều vấn đề về phân biệt chủng tộc và chủ nghĩa bản địa bài ngoại. Ông kêu gọi nỗ lực chung nhằm chấm dứt tình trạng này và cam kết thay đổi các luật hiện hành ở Mỹ vốn được cho là "dung túng" sự phân biệt đối xử.

xx3pnvf5qxmw3dgc7lp2ldkrmi-4657.jpg
Những cuộc biểu tình chống phân biệt chủng tộc nhằm vào người gốc Á diễn ra rầm rộ trên khắp nước Mỹ - Ảnh: Internet

Trong một báo cáo mới, tổ chức AAPI chuyên tổng hợp các vụ việc chống người Mỹ gốc Á, cho biết đã tiếp nhận thông tin 3.795 vụ kỳ thị đối với người châu Á và người dân các đảo ở Thái Bình Dương trên khắp Mỹ, trong chưa đầy 1 năm kể từ khi đại dịch bùng phát.

Theo AAPI, các hình thức kỳ thị bao gồm lăng nhục, né tránh, tấn công thân thể, quấy rối trực tuyến, vi phạm quyền công dân. Thống kê cho thấy, hơn 40% nạn nhân là người gốc Hoa, 15% là người gốc Hàn, 8,5% là người gốc Việt và 8% là người gốc Philippines. Đa số nạn nhân là phụ nữ và con số thực tế có thể cao hơn vì nhiều người gốc Á không lên tiếng tố cáo.

Kristine Villanueva, một người Mỹ gốc Philippines ở Washington, đã đối mặt với một trải nghiệm tồi tệ khi đang trên đường về nhà. Cô gái 26 tuổi bị chửi bới đằng sau lưng. Đó là một người đàn ông Mỹ gốc châu Phi, người gọi Villanueva là “thứ dơ bẩn mang vi ru1t cúm”.

Ông Jeff Yang, một nhà báo Mỹ gốc Đài Loan đã than phiền trên Twitter về việc bị kỳ thị chủng tộc. “Tôi đang chờ ở tiệm tạp hóa và một người phụ nữ da trắng lớn tuổi đeo khẩu trang hét lời thô tục vào mặt tôi, kéo khẩu trang rồi ho về hướng tôi. Tôi là người không phải da trắng duy nhất đang xếp hàng khi đó”, ông Yang nói.

David Liu, chủ cửa hàng súng ở Los Angeles cho biết 60% các khách hàng của ông là người gốc Á, hầu hết là người lần đầu mua súng. Ngoài lý do trữ súng vì sợ bị tấn công, một số người còn lo “trở thành mục tiêu bị cướp”, vì một số tên tội phạm nghĩ là “người Trung Quốc thường giàu có và giữ tiền mặt”, theo ông Liu.

Trước đây, phần lớn khách hàng của ông Liu là những người mới nhập cư từ Trung Quốc đại lục qua, tuy nhiên, gần đây ông có thêm khách là người Mỹ gốc Việt, gốc Nhật Bản và gốc Philippines.

Tuy nhiên vấn đề này không chỉ diễn ra tại Mỹ mà còn gia tăng nhanh chóng ở nhiều quốc gia khác từ châu Âu tới Australia. Thế nhưng nhiều quốc gia châu Âu, bao gồm Pháp, Đức và Bỉ, không thu thập dữ liệu nhân khẩu học dựa trên sắc tộc vì lý do lịch sử, gây khó khăn cho việc nắm được chính xác quy mô của vấn đề.

Việc Trung Quốc được xem là nơi khởi phát dịch bệnh đã tạo ra cơ sở khiến những người gốc Á trở thành nạn nhân của sự thù ghét. Tại Anh, nhiều vụ việc liên quan đến làn sóng thù địch đã được ghi nhận. Sở cảnh sát London cho biết có hơn 200 vụ phạm tội chống lại người gốc Á đã xảy ra trong giai đoạn tháng 6 – 9.2020, một sự gia tăng lớn tới 96% so với cùng kỳ năm trước đó.

Peng Wang, giảng viên người Trung Quốc tại Đại học Southampton, Anh, bị 4 thanh niên da trắng trong độ tuổi 20-25 tấn công trong lúc đang chạy bộ gần nhà hôm 23.2. Vài gã điên rồ ngồi trong xe và hét lên với tôi từ phía bên kia đường. Họ nói 'vi rút Trung Quốc, cút khỏi đất nước này đi, đồ khốn, giảng viên 37 tuổi nói.

Khi Wang phản bác, nhóm thanh niên ra khỏi xe, đấm vào mặt và đá anh ngã nhào xuống đường. "Khi Donald Trump làm tổng thống Mỹ, ông ấy đã gọi COVID-19 là 'vi rút Trung Quốc', điều đó hoàn toàn sai”, Wang nói thêm.

giang-vien-2999-1614742094-1-9240-1616392981.jpg
Giảng viên Peng Wang bị hành hung - Ảnh: Internet

Kay Leong, sinh viên Singapore kể rằng một người bán hoa hồng trên phố đã hét lên “COVID-19, COVID-19” sau khi cô từ chối mua hoa. Tôi không phải là người gốc Hoa nhưng tôi có thể tưởng tượng tất cả người gốc Á sẽ có cảm giác như nhau trước kiểu phân biệt chủng tộc này, cô cho biết. Nhưng tôi phải nói rằng kiểu phân biệt chủng tộc hoặc đe dọa này không phải là mới, tôi đã phải đối mặt với nó kể từ khi đến London vào năm 2016 để học đại học.

Khi đại dịch COVID-19 lan rộng khắp châu Âu, các nhà hoạt động ở Pháp và Tây Ban Nha bắt đầu nhận được những cảnh báo về tình trạng bạo lực nhắm vào người gốc Á.

Vào tháng 3.2020, một người Mỹ gốc Hoa tên là Thomas Siu lên tiếng nói anh bị tấn công ở Madrid, thủ đô Tây Ban Nha, sau khi hai người đàn ông hét lên với anh những lời chế nhạo về COVID-19. Siu cho biết mình đã bị lăng mạ cả chục lần. Có lần, anh không nhịn được nữa nên mắng lại những kẻ xúc phạm, và kết quả là bị đánh đến bất tỉnh.

Susana Ye, nhà báo Tây Ban Nha 29 tuổi, người đã thực hiện một bộ phim tài liệu về cộng đồng người Hoa ở nước này năm 2019, nói với CNN rằng vấn đề bạo lực đối với người gốc Á ở Tây Ban Nha đã bị báo chí nước này coi là điều bình thường và ít đưa tin hơn.

Đối với nhiều người, đó không phải là vấn đề quan trọng vì nhiều nhà báo không sống trong cộng đồng người gốc Á hoặc quen biết họ, cô nói. Họ không có quan điểm chống phân biệt chủng tộc và họ không hiểu gì về các cộng đồng khác ngoài cộng đồng của họ.

Cô nói rằng vấn đề tội ác thù ghét ít được quan tâm ở Tây Ban Nha do rào cản ngôn ngữ, một số người lo sợ bị trục xuất, còn người cao tuổi thường có xu hướng giữ im lặng. Mọi người lăng mạ và hành hung chúng tôi vì họ tin rằng chúng tôi sẽ không phản ứng lạiHọ đã quen với việc chúng tôi không lên tiếng”, cô nói.

httpsd1e00ek4ebabmscloudfrontn-6461-9681-1616145434.jpg

Theo báo cáo năm 2019 của Chính phủ Tây Ban Nha, 2,9% công dân châu Á sống ở nước này là nạn nhân của các tội ác do thù hận.

Ở Pháp, các nhà vận động chiến dịch cảnh báo đại dịch đã khiến cho nạn phân biệt đối xử nhằm vào người gốc Á càng trở nên tồi tệ.Người ta cứ bảo không thích người châu Á, hoặc không thích Trung Quốc, CNN dẫn lời Sun-Lay Tan, một phát ngôn viên của tổ chức An ninh cho tất cả (Security for All) đại diện cho hơn 40 hội người châu Á ở Pháp. Tổ chức này ước tính, trong năm 2019, cứ hai ngày lại có một vụ phạm tội thù hận nhằm vào người châu Á chỉ tính riêng ở khu vực Paris.

Đây không chỉ là vấn đề của châu Âu. Một báo cáo hồi tháng ba của Viện Lowy ở Australia cho thấy hơn 1/3 người Australia gốc Hoa cảm thấy họ bị đối xử khác biệt hoặc tiêu cực hơn trong năm qua. 18% nói rằng họ đã bị đe dọa hoặc hành hung.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư Tô Lâm: Công an phải thật sự trở thành 'điểm tựa bình yên của nhân dân'
7 giờ trước Theo dòng thời sự
Tối qua 18.1, tại nhà hát Hồ Gươm (Hà Nội), Tổng Bí thư Tô Lâm đã dự chương trình giao lưu nghệ thuật chính luận “Sống trong lòng dân”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Sự an toàn của người gốc Á đang bị đe dọa trên khắp thế giới