Lực lượng quân đội Thái Lan ở biên giới phía tây bắc nước này đã huấn luyện trẻ em tránh né, bò và ẩn nấp, đề phòng tình huống xung đột giữa quân đội Myanmar và nhóm vũ trang dân tộc tiếp diễn.

Thái Lan lo sợ có trận chiến biên giới giữa quân đội Myanmar và các nhóm nổi dậy

Nhân Hoàng | 22/03/2021, 21:40

Lực lượng quân đội Thái Lan ở biên giới phía tây bắc nước này đã huấn luyện trẻ em tránh né, bò và ẩn nấp, đề phòng tình huống xung đột giữa quân đội Myanmar và nhóm vũ trang dân tộc tiếp diễn.

Học sinh tiểu học Thái Lan đã thực hiện các cuộc diễn tập sơ tán vào cuối tuần trước và đề phòng tình huống nêu trên khi phe đối lập chống lại quân đội Myanmar vì cuộc đảo chính ngày 1.2 và sử dụng lực lượng vũ trang bắn chết ít nhất 248 người biểu tình.

Một video cho thấy các học sinh đi bộ dọc theo đường mòn, sau đó rẽ vào sân trường ở tỉnh Mae Hong Son, phía bắc Thái Lan dưới sự chỉ huy của các quân nhân mặc đồng phục và đội mũ nồi, những người trình diễn các kỹ thuật giữ an toàn trước tiếng súng.

Hơn 20 nhóm vũ trang dân tộc đang hoạt động ở các vùng biên giới của Myanmar. Liên minh Quốc gia Karen (KNU), một trong những nhóm nổi bật nhất, đã tuyên bố sẽ ủng hộ phong trào kháng chiến.

Các nhà chức trách Thái Lan đang chuẩn bị cho làn sóng người tị nạn gia tăng và đã dành các khu vực để tạm trú cho hơn 43.000 người ở quận Mae Sot, theo kế hoạch được Reuters đưa tin.

Cuộc đảo chính đã làm dấy lên nghi ngờ về cam kết của quân đội Myanmar về một thỏa thuận ngừng bắn trên toàn quốc với các nhóm vũ nhóm nổi dậy, vốn có lịch sử xung đột lâu dài, cay đắng và có thể trở nên tồi tệ hơn bởi hành động không nương tay của quân đội với dân thường. Trước đó, chính quyền quân sự Myanmar cho biết sẽ tôn trọng lệnh ngừng bắn.

Hàng chục tổ chức xã hội dân sự từ bang Rakhine kiên cường của Myanmar đã cùng nhau lên án cuộc đảo chính trong dấu hiệu cho thấy các dân tộc thiểu số đoàn kết chống lại quân đội.

Hôm 3.2, đại diện liên minh các nhóm nổi dậy ở Myanmar chỉ trích cuộc đảo chính.

Tướng Yawd Serk - lãnh đạo Hội đồng Khôi phục bang Shan (RCSS), đồng thời là người đại diện chung cho 10 nhóm nổi dậy đã ký thỏa thuận đình chiến với Chính phủ Myanmar, lên án cuộc đảo chính và cảnh báo nguy cơ lệnh ngừng bắn sẽ bị phá vỡ.

Chúng ta đã chứng kiến các vụ đụng độ trong thời gian có lệnh ngừng bắn nhưng từ bây giờ, nếu có thêm đụng độ, tôi có thể thấy điều đó còn leo thang căng thẳng hơn nữa dưới thời chính quyền quân sự”, ông Yawd Serk cảnh báo.

thai-lan-lo-so-co-chien-tranh-bien-gioi-giua-quan-doi-myanmar-va-cac-nhom-noi-day.jpg
Lực lượng của RCSS

Ông Yawd Serk chỉ trích quân đội Myanmar đã đặt lợi ích của họ lên hàng đầu khi bắt giữ cố vấn Nhà nước Aung San Suu Kyi và loại bỏ chính quyền dân sự. Dù cho rằng hành động của lực lượng quân sự khiến các nhóm nổi dậy mất niềm tin, ông Yawd Serk vẫn kêu gọi quân đội Myanmar đối thoại chân thành với tất cả các bên.

Ông Yawd Serk cũng kêu gọi quân đội Myanmar thả tự do cho bà Suu Kyi và chính trị gia cấp cao khác thuộc đảng Liên minh Quốc vì Dân chủ (NLD).

Yawd Serk cho biết lãnh đạo quân đội Myanmar đã liên lạc với RCSS và cam kết cuộc đảo chính sẽ không ảnh hưởng đến lệnh ngừng bắn.

Trong hơn 20 nhóm nổi dậy của các dân tộc thiểu số đang hoạt động ở các vùng biên giới Myanmar, một số đã ký thỏa thuận ngừng bắn toàn quốc với Chính phủ Myanmar hồi năm 2015, số khác không tham gia thỏa thuận và đôi khi vẫn gây ra các vụ tấn công vào lực lượng chính phủ.

Được thành lập năm 1996, RCSS là lực lượng nổi dậy lớn tại Shan, bang có diện tích lớn nhất Myanmar. Bang Shan nằm về phía đông đất nước và giáp với Thái Lan, Trung Quốc, Lào và có cơ cấu dân cư đa dạng về sắc tộc.

Ít nhất 8 nhóm nổi dậy không tham gia thỏa thuận ngừng bắn toàn quốc, trong đó có lực lượng Quân đội Arakan ở bang miền tây Rakhine. Lãnh đạo Quân đội Arakan cho biết nhóm này đang theo dõi chặt chẽ tình hình ở Thủ đô Naypyidaw.

Bài liên quan
Nhiều ngân hàng Myanmar đóng cửa chống đảo chính, chủ doanh nghiệp mất ngủ vì không thể trả lương nhân viên
Khu vực kinh doanh ở Myanmar đang gặp khó khăn trong việc thanh toán. Các giao dịch thương mại và thanh toán tiền lương đang bị gián đoạn vì nhiều nhân viên ngân hàng từ chối có mặt tại văn phòng để phản đối cuộc đảo chính.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Cần Thơ giải ngân hơn 10.468 tỉ đồng vốn đầu tư công năm 2024 như thế nào?
Năm 2024, TP.Cần Thơ được giao kế hoạch vốn đầu tư công hơn 10.468 tỉ đồng, đến nay đã giao chi tiết 8.804 tỉ đồng.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Thái Lan lo sợ có trận chiến biên giới giữa quân đội Myanmar và các nhóm nổi dậy