Ít nhất 4 tàu dầu khổng lồ của Trung Quốc đang chở dầu thô Ural của Nga đến Trung Quốc, theo các dữ liệu truy vết và nguồn tin của Reuters.

Tàu dầu khổng lồ Trung Quốc chở dầu Nga đến châu Á

Bảo Vĩnh | 14/01/2023, 10:58

Ít nhất 4 tàu dầu khổng lồ của Trung Quốc đang chở dầu thô Ural của Nga đến Trung Quốc, theo các dữ liệu truy vết và nguồn tin của Reuters.

ol.jpg
Tàu dầu cỡ Aramax mang cờ hiệu Liberia đang giao dầu Nga tại một cảng biển Cuba- Ảnh: Reuters 

Hoạt động này vào lúc Moscow đang tìm kiếm tàu chở hàng xuất khẩu, sau khi G7 áp giá trần dầu Nga đã hạn chế dịch vụ chở hàng và bảo hiểm của phương Tây.

Trung Quốc là nước nhập khẩu dầu thô nhiều nhất thế giới, đã tiếp tục mua dầu Nga mà bất chấp lệnh trừng phạt của phương Tây, sau khi Tổng thống Nga Vladimir Putin và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tuyên bố quan hệ hợp tác toàn diện trước khi nổ ra chiến dịch quân sự Nga tại Ukraine, theo Reuters.

Các nguồn tin của hãng tin Anh nói tàu dầu khổng lồ thứ năm (hoặc “tàu chở dầu thô rất lớn”- VLCC) đang giao dầu thô cho Ấn Độ, nước cũng tiếp tục mua dầu thô Nga bán giá rẻ vì nhiều khách hàng phương Tây đã quay sang các nguồn cung khác.

Cả 5 chuyến hàng được lên lịch giao ngày 22.12.2022 và ngày 23.1.2023, theo các nguồn tin và dữ liệu truy vết tàu bè Eikon.

Trong khi hầu hết dầu thô Nga nay hướng đến Trung Quốc, Ấn Độ và Thổ Nhĩ Kỳ bằng tàu Nga hoặc tàu không thuộc phương Tây, lệnh trừng phạt của G7 đã dẫn đến việc thiếu đội tàu dầu cỡ tàu phá băng nhỏ - đa số thuộc về các công ty vận chuyển Hy Lạp và Na Uy - mà Nga cần để chở dầu thô từ các cảng biển Baltic trong mùa đông.

Nga và Trung Quốc không có đội tàu cỡ phá băng lớn, và họ sử dụng VLCC Trung Quốc để vận chuyển từ các cảng biển Baltic, nhằm thực hiện chuyển hàng từ tàu qua tàu lên các tàu chở dầu to hơn ở các hải phận quốc tế.

Nga vận chuyển dầu thô Ural từ các cảng Nga ở châu Âu đến các tàu dầu khổng lồ Lauren II, Monica S, Catalina 7 và Natalina 7 vốn đều mang cờ hiệu Panama trên đường đến Trung Quốc, trong khi chiếc Sao Paulo đang sắp đến Ấn Độ, theo 3 nguồn tin và dữ liệu truy vết tàu bè Eikon.

Căn cứ vào dữ liệu Eikon và các dữ liệu hàng hải được công khai, chiếc Lauren II của công ty Trung Quốc Maisie Ltd và công ty Trung Quốc Greetee Co Ltd quản lý; chiếc Catalina 7 của công ty Hồng Kông Canes Venatici Ltd; chiếc Natalina 7 của công ty Hồng Kông Astrid Menks Ltd và hai tàu này do công ty Trung Quốc Runne Co Ltd quản lý, chiếc Monica S của công ty Trung Quốc Gabrielle Ltd và do công ty Derecttor Co Ltd quản lý. Chiếc Sao Paulo do công ty Rotimo ở Đảo quốc Cyprus sở hữu và điều hành.

Reuters không thể liên lạc với các chủ tàu và công ty quản lý vì thiếu thông tin công khai về họ.

Việc G7 áp giá trần dầu Nga có hiệu lực từ tháng 12.2022, cho phép các nước ngoài khối Liên minh châu Âu (EU) được mua dầu thô Nga qua đường biển với giá dưới 60 USD/thùng, nhưng cấm các công ty vận chuyển, bảo hiểm và tái bảo hiểm nhận các dịch vụ vận chuyển dầu thô Nga.

“Với giá dầu Ural dưới mức giá trần, việc mua và bán dầu này là hợp pháp”, theo một giám đốc công ty Trung Quốc nhận chở dầu Nga. Ông ước tính tổng cộng 18 tàu dầu khổng lồ Trung Quốc và 16 tàu cỡ Aframax có thể dùng để chở dầu thô Nga trong năm 2023, đủ để vận chuyển 15 triệu tấn/năm, tức khoảng 10% tổng sản lượng xuất khẩu dầu Ural.

Một tàu VLCC có thể chở 2 triệu thùng dầu, một tàu Suezmax có thể chở tối đa 1 triệu thùng và một tàu Aframax có thể chở tối đa 700.000 thùng dầu.

Vì Mỹ và các đồng minh nỗ lực bóp ngạt nguồn thu từ năng lượng của Nga để hạn chế khả năng Nga có tiền tiến hành chiến dịch quân sự ở Ukraine, Nga đã nhanh chóng chuyển hướng xuất khẩu dầu thô khỏi châu Âu hồi năm ngoái, chủ yếu xuất khẩu qua châu Á.

Do hải trình lâu hơn, giá quá rẻ và cước vận tải cao kỷ lục “ăn” vào lợi nhuận, nhưng việc Nga dùng tàu dầu khổng lồ Trung Quốc trên các tuyến đường châu Á nay có thể giúp giảm chi phí vận chuyển.

Các Bộ Năng lượng và Giao thông vận tải Nga từ chối bình luận. Bộ Ngoại giao Trung Quốc không hồi âm trước đề nghị bình luận của Reuters. Trước đây Bắc Kinh gọi việc phương Tây trừng phạt Nga là trái pháp luật.

Bộ trưởng Dầu mỏ Ấn Độ Hardeep Singh Puri cho biết nước ông mua dầu từ bất kỳ nguồn nào bán giá rẻ nhất cho Ấn Độ. Các nguồn tin trong ngành nói các nhà máy lọc dầu Ấn Độ mua được dầu thô Nga với mức giá từ 15 đến 20 USD/thùng.

Bài liên quan
Ả Rập Saudi tăng nhập dầu thô Nga để cấp phát điện
Các dữ liệu cho thấy Ả Rập Saudi đã tăng nhập khẩu dầu thô Nga trong quý 2 năm nay để có điện đáp ứng nhu cầu làm mát trong mùa hè. Cách làm này cũng để dự trữ nguồn dầu thô của Ả Rập Saudi cho hoạt động xuất khẩu.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư Tô Lâm: Công an phải thật sự trở thành 'điểm tựa bình yên của nhân dân'
2 giờ trước Theo dòng thời sự
Tối qua 18.1, tại nhà hát Hồ Gươm (Hà Nội), Tổng Bí thư Tô Lâm đã dự chương trình giao lưu nghệ thuật chính luận “Sống trong lòng dân”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Tàu dầu khổng lồ Trung Quốc chở dầu Nga đến châu Á