Với lượng rác thải nhựa dồi dào nhưng lại khan hiếm thiết bị bảo hộ cá nhân (PPE), Thái Lan đang tận dụng hàng triệu chai lọ trong thùng rác. Cụ thể là biến chúng thành quần áo bảo hộ cho những người có nguy cơ mắc COVID-19.

Thái Lan biến hàng triệu chai nhựa bỏ đi thành đồ bảo hộ cá nhân ngăn ngừa mắc COVID-19

Đan Thuỳ | 03/09/2021, 16:01

Với lượng rác thải nhựa dồi dào nhưng lại khan hiếm thiết bị bảo hộ cá nhân (PPE), Thái Lan đang tận dụng hàng triệu chai lọ trong thùng rác. Cụ thể là biến chúng thành quần áo bảo hộ cho những người có nguy cơ mắc COVID-19.

Hàng triệu chai nhựa đã được thu gom, cắt nhỏ và tái chế thành sợi để dệt thành công lên lớp vải được sử dụng sản xuất ra những bộ đồ bảo hộ cá nhân cho bệnh viện hay các ngôi chùa Phật giáo, nơi các nhà sư đang làm công việc hỏa táng nạn nhân của COVID-19.

Nỗ lực này diễn ra khi Thái Lan đã ghi nhận hơn 1,1 triệu ca mắc COVID-19 và 12.000 ca tử vong kể từ tháng 4 năm nay.

anh-chup-man-hinh-2021-09-03-luc-15.05.16.png
Các  chai nhựa bỏ đi đang được thu gom để tái chế - Ảnh: Reuters

Phra Maha Pranom Dhammalangkaro, trụ trì chùa Chakdaeng ở tỉnh Samut Prakan gần Bangkok (Thái Lan), cho biết: “Có những thời điểm rất khó để có những bộ đồ bảo hộ cá nhân, thậm chí có tiền cũng không thể mua được. Nhưng bây giờ chúng tôi đang tạo ra nó từ những chai nhựa bỏ đi, vì vậy rác thải lại trở nên có giá trị”.

Các tình nguyện viên của ngôi chùa này đã may những bộ đồ bảo hộ cá nhân màu cam cho các nhà sư, người thu gom rác thải. Những bộ đồ này đang được gửi đến hàng nghìn ngôi chùa có nhu cầu trên khắp Thái Lan.

anh-chup-man-hinh-2021-09-03-luc-15.05.25.png
anh-chup-man-hinh-2021-09-03-luc-15.05.40.png
Người làm việc trong nhà máy dệt - Ảnh: Reuters

Dù không phải bộ đồ bảo hộ cấp y tế nhưng ít nhất chúng cũng đem lại một số biện pháp bảo vệ cho những người có nguy cơ mắc COVID-19. Mỗi bộ đồ bảo hộ này được tạo ra từ 18 chai nhựa bỏ đi.

Vải để may bộ đồ bảo hộ cá nhân đang được tài trợ bởi một nhà máy dệt ở tỉnh Rayong. Nhà máy này thường làm loại vải được một số thương hiệu lớn trên toàn cầu sử dụng. Tại nhà máy, các sợi chỉ được làm từ chai nhựa tái chế và kéo thành cuộn khổng lồ, sau đó dệt thành vải được xử lý để có thể chống nước.

Arnuphap Chompuming, trưởng bộ phận kinh doanh và tiếp thị của Thai Taffeta, công ty dệt may vận hành nhà máy ở phía đông Bangkok. cho biết: “Điều này là để nó có thể ngăn bụi mịn thấm qua và vi rút có thể tràn vào cơ thể người mặc”.

Ông Chompuming nói thêm rằng, khoảng 18 triệu chai nhựa đã được sử dụng từ giữa năm ngoái để làm vải, sản xuất những bộ đồ bảo hộ cá nhân.

anh-chup-man-hinh-2021-09-03-luc-15.05.33.png
Người phụ nữ đang may bộ đồ bảo hộ cá nhân cho các nhà sư  tại Thái Lan - Ảnh: Reuters

Trụ trì chùa Chakdaeng cho biết dự án này đang giúp đảm bảo nhiều người có nguy cơ mắc COVID-19 được bảo vệ tốt hơn, không đơn thuần chỉ là các nhân viên y tế. “Chúng tôi cũng đang cứu sống con người và cả môi trường”, ông nói.

Bài liên quan
Nhà sản xuất vắc xin COVID-19 có mặt đầu tiên ở Việt Nam được vinh danh
AstraZeneca vừa chính thức trở thành 1 trong 100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam năm 2024, trong đó, công ty ở vị trí thứ 5 toàn ngành dược và thứ 35 trong số những nơi làm việc tốt nhất.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Vui buồn nghề muối Bạc Liêu - Bài cuối: Festival là cơ hội để hạt muối vươn xa
Theo kế hoạch, Festival muối 2025 sẽ được tỉnh Bạc Liêu tổ chức vào tháng 3.2025. Đây là sự kiện quy mô lớn, tạo tiền đề, cơ hội thuận lợi để kết nối, mời gọi nhà đầu tư vào lĩnh vực sản xuất muối, từ đó góp phần nâng cao giá trị hạt muối, giúp bà con diêm dân vươn lên làm giàu từ nghề lâu đời này.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Thái Lan biến hàng triệu chai nhựa bỏ đi thành đồ bảo hộ cá nhân ngăn ngừa mắc COVID-19