PGS.TS.BS Tăng Chí Thượng - Giám đốc Sở Y tế TP.HCM đề nghị như vậy tại Hội thảo “thích ứng linh hoạt, an toàn với COVID-19” do Hội Thầy thuốc trẻ TP.HCM tổ chức hôm nay (17.12).

Thầy thuốc trẻ TP.HCM phải cụ thể hóa việc “thích ứng linh hoạt, an toàn với COVID -19”

Hồ Quang | 17/12/2021, 18:23

PGS.TS.BS Tăng Chí Thượng - Giám đốc Sở Y tế TP.HCM đề nghị như vậy tại Hội thảo “thích ứng linh hoạt, an toàn với COVID-19” do Hội Thầy thuốc trẻ TP.HCM tổ chức hôm nay (17.12).

Theo ông Thượng, trong điều kiện dịch bệnh COVID-19 như hiện nay, đòi hỏi chúng ta phải chuyển đổi nhiều thứ để thích ứng. Bệnh viện cũng phải chuyển đổi. Theo đó, mỗi bệnh viện phải chuyển đổi cấu trúc, phải có đơn vị COVID-19, các bệnh viện lớn phải có Khoa COVID-19; đồng thời duy trì quy trình khám sàng lọc… Các trường đào tạo ngành y cũng phải thay đổi từ đào tạo đến thực hành.

“Thay vì sinh viên đi thực hành đều các khoa thì tập trung tham gia chăm sóc F0. Đây cũng là thực hành. Hội Thầy thuốc trẻ TP sẽ đồng hành với ngành y tế về điều này”, ông Thượng nói.

cac-thay-thuoc-tre-tphcm-phai-cu-the-hoa-viec-thich-unglinh-hoat-an-toan-voicovidnh-a(1).png
PGS.TS.BS Tăng Chí Thượng - Giám đốc Sở Y tế TP.HCM (thứ 3 từ trái sang) trao bằng khen của Hội Thầy thuốc trẻ Việt Nam cho các thầy thuốc trẻ tiêu biểu của TP.HCM - Ảnh: PV

Sở Y tế đã kiến nghị với Trung ương cho TP thực hiện thí điểm bác sĩ mới tốt nghiệp thực hành 12 tháng tại y tế cơ sở và 6 tháng tại bệnh viện để lấy chứng chỉ hành nghề thay vì phải thực hành 18 tháng ở bệnh viện như hiện nay.

“Trong 12 tháng đó, các bác sĩ mới tốt nghiệp xuống trạm y tế, trung tâm y tế tham gia công tác chống dịch, vừa thực hành vừa tham gia. Điều này giúp các bác sĩ mới tốt nghiệp dấn thân với cộng đồng, hiểu người dân hơn, rất có lợi cho các bác sĩ trước khi chính thức làm việc ở một nơi nào đó và cũng có lợi cho ngành, cơ sở ”,  ông Thượng chia sẻ.

Ông Thượng đánh giá cao vai trò của những thầy thuốc trẻ TP trong công tác phòng, chống dịch COVID-19. Trong thời gian qua, hoạt động phòng, chống dịch của TP được thực hiện bằng “2 mũi giáp công”, đó là nâng cao năng lực điều trị, đặc biệt là hồi sức cấp cứu; phát hiện sớm và chăm sóc sớm F0.

Cho dù “mũi giáp công” nào, hình ảnh của thầy thuốc trẻ đều thể hiện rõ. Những thầy thuốc trẻ đã thực sự dấn thân, không ngại khó khăn, vừa trực tiếp hỗ trợ cho người dân, không chỉ chuyên môn mà còn nhiều vấn đề khác. Đó là tinh thần của thầy thuốc trẻ.

Trong đại dịch COVID-19 lần thứ 4 vừa qua, vai trò của thầy thuốc trẻ thể hiện rất rõ, nhiều hình ảnh sống động. Điển hình nhất chính là Bệnh viện dã chiến số 6 với quy mô 5.000 giường do một thầy thuốc trẻ làm giám đốc hoạt động rất hiệu quả, sáng tạo.

Những thầy thuốc trẻ TP đã có nhiều sáng tạo trong đợt dịch COVID-19 vừa qua như: tổ chức các đội bác sĩ xuống thực tế tại quận 1, quận 3 để hỗ trợ sàng lọc; tổ chức hệ thống thầy thuốc đồng hành… “Hệ thống thầy thuốc đồng hành, trong đó có rất nhiều thầy thuốc trẻ đã hoạt động âm thầm và rất hiệu quả”, ông Thượng nhấn mạnh.

Trong tình hình hiện nay, ngành ngành y tế TP cũng phối hợp Hội Thầy thuốc trẻ TP kích hoạt lại hệ thống thầy thuốc đồng hành. Người dân ở nhà được thầy thuốc gọi hỏi thăm sức khỏe như là một liều thuốc bổ. “Tôi hy vọng Hội thầy thuốc trẻ TP.HCM sẽ phát huy tốt điều này từ sự chuyển giao của Hội Thầy thuốc Việt Nam”, ông Thượng mong muốn.

Bên cạnh đó, ông Thượng cũng mong muốn, Hội Thầy thuốc trẻ TP.HCM tham gia đóng góp thiết thực vào chiến dịch bảo vệ người thuộc nhóm nguy cơ mà TP vừa phát động để hạn chế thấp nhất bệnh nhân mắc và tử vong vì COVID-19.

Với khẩu hiệu “Lấy chuyên môn làm tình nguyện - lấy chuyên môn phục vụ cộng đồng”, TS.BS Phan Minh Hoàng – Chủ tịch Hội Thầy thuốc trẻ TP.HCM, khẳng định qua 12 năm thành lập, Hội luôn cố gắng thể hiện vai trò của những người thầy thuốc trẻ trong sự nghiệp bảo vệ sức khỏe người dân bằng những chương trình khám chữa bệnh lưu động; tổ chức nghiên cứu khoa học; trao đổi chuyên môn; vận động hỗ trợ nhu yếu phẩm cho các địa phương; xây dựng trường học cho những địa bàn vùng sâu, vùng xa…

Đặc biệt, trong đại dịch COVID-19 lần thứ 4, hàng nghìn hội viên của Hội Thầy thuốc trẻ TP đã tình nguyện vào tâm dịch, tham gia trực tiếp trên nhiều mặt trận, góp phần đưa TP trở lại nhịp sống bình thường. Kết thúc đợt dịch cao điểm ở tâm dịch TP.HCM, lực lượng thầy thuốc trẻ TP lên đường chi viện cho các tỉnh ĐBSCL.

Trước tình hình dịch bệnh COVID-19 vẫn còn phức tạp, bác sĩ Hoàng cho biết, các thầy thuốc trẻ sẽ phải tập trung hơn nữa trong việc đẩy mạnh tổ chức các phong trào xung kích, tình nguyện, phát huy tính sáng tạo, sáng kiến giải pháp, mô hình thiết thực để thích ứng an toàn cùng COVID-19. “Đây cũng chính là cơ hội cho các hội viên Hội Thầy thuốc trẻ TP được học tập, nâng cao trình độ chuyên môn y đức”, bác sĩ Hoàng nhấn mạnh.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Sau sắp xếp bộ máy tổ chức, TP.HCM giảm 129 đầu mối
3 giờ trước Theo dòng thời sự
Ngày 22.11, Thành ủy TP.HCM tổ chức hội thảo “Tiếp tục xây dựng hệ thống chính trị tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả; đổi mới nội dung, phương thức lãnh đạo của các cấp ủy, quản lý của chính quyền; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đáp ứng nhiệm vụ trong tình hình mới”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Thầy thuốc trẻ TP.HCM phải cụ thể hóa việc “thích ứng linh hoạt, an toàn với COVID -19”