“Tiếp dân cũng phải ghi âm ghi hình, hỏi cung cũng phải ghi âm ghi hình, quy định như vậy để đảm bảo quyền con người. Đó là những cải cách rất quan trọng trong hệ thống”, Thủ tướng nhấn mạnh tại hội nghị triển khai công tác ngành tư pháp 2019 vừa diễn ra.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Tiếp dân, hỏi cung phải ghi âm, ghi hình

Trí Lâm | 09/01/2019, 10:37

“Tiếp dân cũng phải ghi âm ghi hình, hỏi cung cũng phải ghi âm ghi hình, quy định như vậy để đảm bảo quyền con người. Đó là những cải cách rất quan trọng trong hệ thống”, Thủ tướng nhấn mạnh tại hội nghị triển khai công tác ngành tư pháp 2019 vừa diễn ra.

Tại hội nghị triển khai công tác ngành tư pháp 2019 chiều 8.1, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng địnhngành tư pháp đã triển khai công tác một cách toàn diện, kết quả vượt mức chỉ tiêu Đảng, Quốc hội giao cả số lượng và chất lượng.

Thủ tướng cũng chỉ ra một số tồn tại, hạn chế như tình trạng nợ đọng văn bản; tình trạng xin rút xin lùi… Theo Thủ tướng, đây là khuyết điểm chung của cả hệ thống chứ không phải của riêng ngành tư pháp, nhưng cán bộ tư pháp, pháp chế phải giữ vai trò quan trọng trong công tác xây dựng pháp luật, phải tăng cường đôn đốc, không để tình trạng “bắc nước chờ gạo” mà nhiều đại biểu quốc hội đã phản ánh.

Nhắc lại một số sai phạm được phát hiện trong thời gian qua như vi phạm về đất đai, tài sản công, vụ AVG, Thủ Thiêm… Thủ tướng nêu: “Cán bộ pháp chế với tư cách “người gác gôn” về pháp luật nghĩ gì, đã làm hết trách nhiệm tham mưu cho lãnh đạo chưa hay góp ý nhưng lãnh đạo không nghe, có vấn đề gì trong tham mưu không?”…Thủ tướng nhấn mạnh cán bộ tư pháp cần làm hết chức trách, nhiệm vụ trong việc can gián này thì sai phạm ít xảy ra.

Ngoài ra, theo Thủ tướng, hiệu quả thi hành pháp luật chưa cao, tình hình vi phạm pháp luật trên một số lĩnh vực còn nhiều, hiện tượng "nhờn luật" khá phổ biến ở một số lĩnh vực như an toàn giao thông.Thủ tướng cũng nêu câu hỏi cho các địa phương rằng đâu là giải pháp đột phá để thực thi pháp luật trong toàn quốc và địa bàn của mình...

Nhắc lại chuyện đổi 100 USD phạt 90 triệu đồng, Thủ tướng yêu cầu Bộ Tư pháp và ngành tư pháp phải giữ vai trò “gác cửa” trong việc đảm bảo tính thống nhất, hợp pháp, hợp lý, khả thi của hệ thống pháp luật. Theo đó, cần kiến nghị Thủ tướng xem xét xử lý việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật trái luật theo quy định, đảm bảo loại bỏ các văn bản này loại bỏ khỏi hệ thống.

Ngoài ra, Thủ tướng cũng chỉ ra hoạt động của một số nghề bổ trợ tư pháp còn tiềm ẩn phức tạp; Tham gia tranh tụng quốc tế tuy cố gắng nhưng ở địa phương còn bị động, án dân sự chưa có điều kiện thi hành ngày càng tăng, tỷ lệ thu hồi tài sản thấp. Việc sắp xếp, kiện toàn cơ quan tư pháp địa phương gặp nhiều khó khăn, chưa thống nhất…

Xác định năm 2019 là năm chuẩn bị hoàn thành Kế hoạch phát triển kinh tế -xã hội 5 năm giai đoạn 2016 -2020 và chuẩn bị cho thập niên tiếp theo, Thủ tướng đề nghịphải cải cách mạnh mẽ, quyết liệt ở nhiều khâu, nhiều lĩnh vực, đặc biệt là cải cách thể chế và môi trường kinh doanh để cùng nhau xây dựng, phát triển đất nước.

“Bộ Tư pháp cần xác định tập trung tốt nhất cho nhiệm vụ xây dựng, hoàn thiện thể chế, pháp luật, phải là nhạc trưởng, cơ quan gác cửatrong việc bảo đảm tính thống nhất, tính hợp pháp, tính hợp lý, khả thi của hệ thống pháp luật và là “người gác gôn” của Chính phủ trong vấn đề pháp lý quốc tế, bảo vệ quyền và lợi ích quốc gia, dân tộc”, Thủ tướng nói.

“Tiếp dân cũng phải ghi âm ghi hình, hỏi cung cũng phải ghi âm ghi hình, quy định như vậy để đảm bảo quyền con người. Đó là những cải cách rất quan trọng trong hệ thống”, Thủ tướng nhấn mạnh.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng đề nghị ngành tư pháp nâng cao chất lượng xây dựng, hoàn thiện thể chế, tạo lập môi trường thuận lợi cho đầu tư, kinh doanh, khởi nghiệp; Tăng cường công tác kiểm tra, rà soát, giảm bớt tính tầng nấc, cồng kềnh của hệ thống pháp luật; Nâng cao chất lượng thẩm định dự thảo văn bản quy phạm pháp luật; đặc biệt là bảo đảm tính đồng bộ, khả thi…

Bộ trưởng Bộ Nội vụ Lê Vĩnh Tân cũng khẳng định xây dựng thể chế là nhiệm vụ rất quan trọng trong 6 nhiệm vụ cải cách hành chính. Nhiều quốc gia, nhờ có thể chế tốt mà giàu có, phát triển, do đó, vấn đề thể chế phải có định hướng phát triển lâu dài, nếu không văn bản quy phạm pháp luật sẽ có tuổi thọ rất ngắn.

Bộ trưởng Lê Vĩnh Tân cho rằnggiải pháp trước tiên là phải nâng cao chất lượng xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, việc xây dựng phải đồng bộ, bám sát nhu cầu thực tế và có định hướng lâu dài. Cần đẩy mạnh phân cấp, phân quyền cho địa phương trong thời gian tới.

Để pháp luật đi vào cuộc sống, theo Bộ trưởng Tân, phải làm tốt công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện văn bản pháp luật; tăng cường phối hợp giữa các bộngành, giữa Bộ Tư pháp với Văn phòng Chính phủ, với các cơ quan của Quốc hội…

Lam Thanh
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư trao đổi chuyên đề 'Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam'
1 giờ trước Sự kiện
Chiều 25.11, tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Giáo sư, Tiến sĩ Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam trực tiếp trao đổi chuyên đề “Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Tiếp dân, hỏi cung phải ghi âm, ghi hình