Hôm qua, trên mạng xã hội xuất hiện nhiều tin nói rằng Vatican mua đồng rúp để thanh toán khí đốt của Nga. Tuy nhiên, đây chỉ là tin vịt.

Thực hư việc Vatican mua đồng rúp để thanh toán khí đốt từ Nga

Anh Tú | 31/03/2022, 14:10

Hôm qua, trên mạng xã hội xuất hiện nhiều tin nói rằng Vatican mua đồng rúp để thanh toán khí đốt của Nga. Tuy nhiên, đây chỉ là tin vịt.

Một dòng tweet đã lan truyền vào hôm qua với nội dung thông báo rằng Vatican đã trở thành khách hàng đầu tiên ở châu Âu thanh toán bằng đồng rúp để mua khí đốt của Nga.

rub.jpg
Một thông tin việt vị - Ảnh chụp màn hình

Theo đó, Ngân hàng của Vatican đã mua số rúp tương đương 11 triệu USD (khoảng 10 triệu euro) từ Ngân hàng Trung ương Nga. Từ đó, thông tin đã được đăng tải trên một số phương tiện truyền thông của Nga và thậm chí cả phương Tây.

Tuy nhiên, đây chỉ là một trò đùa dù chưa đến ngày 1.4, và tác giả của dòng tweet sau đó đã lên tiếng xin lỗi những người theo dõi.

Trước đó, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã ấn định thời hạn ngày 31.3 để chính phủ, Gazprom và Ngân hàng trung ương Nga thu xếp các khoản thanh toán bằng đồng rúp cho khí đốt của Nga với các quốc gia được xếp vào danh sách "thù địch".

Danh sách các quốc gia “thù địch” này gồm có: Mỹ, tất cả các nước thành viên EU, Thụy Sĩ, Canada, Na Uy, Hàn Quốc, Nhật Bản… Tổng thống Nga tuần trước đã ra lệnh cho Ngân hàng Trung ương trong vòng một tuần phải phát triển một hệ thống thanh toán bằng đồng rúp.

Hôm qua, các thị trường năng lượng ở châu Âu đang chuẩn bị cho khả năng gián đoạn nguồn cung khí đốt tự nhiên của Nga trước thời hạn thanh toán khí đốt bằng đồng rúp.

EU, G7 và các nhà lãnh đạo của các nền kinh tế lớn nhất ở châu Âu trong tuần qua đã nói rằng việc thay đổi đơn vị tiền tệ thanh toán sẽ là hành vi vi phạm hợp đồng và châu Âu sẽ không bị tống tiền trong việc phải mua khí đốt bằng đồng rúp.

Trong khi thời hạn cho việc chuyển đổi thanh toán khí đốt sang đồng rúp sắp đến, Đức và các nước châu Âu khác đã kích hoạt các kế hoạch khẩn cấp trong trường hợp nguồn cung từ Nga bị gián đoạn hoặc tạm dừng sau hôm nay 31.3.

"Tất cả bộ trưởng năng lượng G7 nhất trí rằng đây là sự vi phạm đơn phương và rõ ràng các thỏa thuận hiện tại... Chúng tôi kêu gọi tất cả công ty liên quan không tuân theo đòi hỏi của (Tổng thống Nga) Vladimir Putin", Bộ trưởng Kinh tế Đức, Robert Habeck, nói ngày 28.3. Trước đó, Pháp cũng nói sẽ không thực hiện yêu cầu của Nga.

Về phần mình, Nga cho biết họ yêu cầu chỉ chấp nhận đồng rúp trong thanh toán khí đốt và sẽ không cung cấp khí đốt miễn phí. Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov hôm 29.3 tuyên bố:

"Không ai sẽ cung cấp khí đốt miễn phí, điều đó đơn giản là không thể, và bạn chỉ có thể trả tiền cho nó bằng đồng rúp".

Ngoài ra, vào hôm qua, Moscow đã báo hiệu rằng họ có thể sẽ sớm yêu cầu thanh toán bằng đồng rúp cho các mặt hàng xuất khẩu khác, gồm dầu, kim loại và ngũ cốc.

Theo tin từ Reuters, ở mức đỉnh của phiên, tỷ giá đồng rúp đạt dưới 83 rúp đổi 1 USD, mức cao nhất trong hơn 1 tháng. Lần gần đây nhất đồng Rúp ở mức tỷ giá này là vào hôm 25.2, một ngày sau khi Nga mở cuộc tấn công nhằm vào Ukraine.
Cuối phiên, tỷ giá rúp thu hẹp mức tăng còn hơn 5%, đạt khoảng 85 rúp đổi 1 USD.
Ở thị trường ngoài Nga, tỷ giá đồng rúp vẫn yếu hơn, dao động quanh ngưỡng 87 rúp đổi 1 USD trên nền tảng giao dịch điện tử EBS.
Sau khi chiến tranh Nga-Ukraine nổ ra, đồng rúp đã rớt giá xuống mức thấp kỷ lục hơn 120 rúp đổi 1 USD. Từ đáy này, đồng nội tệ của Nga hiện đã tăng gần 30%.
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Sau sắp xếp bộ máy tổ chức, TP.HCM giảm 129 đầu mối
một giờ trước Theo dòng thời sự
Ngày 22.11, Thành ủy TP.HCM tổ chức hội thảo “Tiếp tục xây dựng hệ thống chính trị tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả; đổi mới nội dung, phương thức lãnh đạo của các cấp ủy, quản lý của chính quyền; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đáp ứng nhiệm vụ trong tình hình mới”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Thực hư việc Vatican mua đồng rúp để thanh toán khí đốt từ Nga