TikTok đang phải đối mặt với sự giám sát mới ở Mỹ và Anh về các chính sách bảo mật dữ liệu của mình, khi lên kế hoạch mở rộng tại hai thị trường đó dưới nền tảng đám mây.

TikTok bị Úc bóc mẽ, ứng viên Thủ tướng Anh dọa đàn áp, Mỹ và Ý giám sát chặt chẽ hơn

Sơn Vân | 28/07/2022, 23:10

TikTok đang phải đối mặt với sự giám sát mới ở Mỹ và Anh về các chính sách bảo mật dữ liệu của mình, khi lên kế hoạch mở rộng tại hai thị trường đó dưới nền tảng đám mây.

TikTok là ứng dụng video ngắn phổ biến thuộc sở hữu của gã khổng lồ công nghệ ByteDance, có trụ sở ở thủ đô Bắc Kinh, Trung Quốc. 

Khiếu nại về hoạt động dữ liệu của TikTok ngày càng lớn hơn gần đây, với các chính trị gia, cơ quan truyền thông và cơ quan nghiên cứu tăng nhiệt lên một mức chưa từng thấy kể từ khi chính quyền Trump cố gắng đóng cửa hoặc buộc ByteDance phải bán TikTok cho người Mỹ vào năm 2020.

ByteDance đã giữ kín về vấn đề này sau khi cải tổ cơ cấu kinh doanh vào năm ngoái để đưa TikTok trở thành 1 trong 6 nhóm kinh doanh của mình.

Với hơn 1 tỉ người dùng hoạt động hàng tháng trên toàn thế giới, TikTok không có sẵn ở Trung Quốc. Thị trường Trung Quốc được phục vụ bởi ứng dụng chị em của TikTok là Douyin, với cơ sở người dùng hoạt động hàng ngày hơn 600 triệu.

Chính phủ Trung Quốc phần lớn vẫn giữ im lặng về vấn đề này, nhưng khi ứng cử viên Thủ tướng Anh - Liz Truss nói rằng bà sẽ thẳng tay đàn áp các doanh nghiệp Trung Quốc như TikTok nếu được bầu làm lãnh đạo, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc - Triệu Lập Kiên gọi nhận xét của bà là “vô trách nhiệm”.

Ông Triệu Lập Kiên nhấn mạnh: "Trung Quốc sẽ không đưa ra bất cứ bình luận nào về việc bầu cử đang diễn ra tại Anh, vì đó là việc nội bộ của nước này. Tuy nhiên, các chính khách cần tự đưa ra giải pháp của riêng mình, thay vì chỉ trích Trung Quốc để tranh cử".

Trong bối cảnh Quốc hội Mỹ kiểm tra lại khả năng truy cập thông tin cá nhân của nhân viên ByteDance ở Trung Quốc, Chew Shou Zi - Giám đốc điều hành TikTok đã viết thư cho 9 thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa vào ngày 30.6 để phác thảo các biện pháp mới mà ứng dụng này đã thực hiện để bảo vệ dữ liệu người dùng Mỹ.

Chew Shou Zi viết: “Chúng tôi biết mình là một trong những nền tảng được xem xét kỹ lưỡng nhất từ ​​quan điểm bảo mật và chúng tôi mong muốn xóa bỏ mọi nghi ngờ về tính bảo mật của dữ liệu người dùng Mỹ”.

Bức thư được đưa ra sau khi Brendan Carr, thành viên Ủy ban Truyền thông Liên bang Mỹ (FFC), công khai đề nghị Apple và Google xóa TikTok khỏi cửa hàng ứng dụng của họ vì lo ngại về bảo mật dữ liệu.

TikTok cũng thành lập bộ phận Bảo mật dữ liệu Mỹ với mục đích “giảm thiểu quyền truy cập của nhân viên vào dữ liệu người dùng Mỹ và giảm thiểu việc truyền dữ liệu giữa các khu vực, bao gồm cả đến Trung Quốc”, Michael Beckerman, người đứng đầu chính sách công của TikTok châu Mỹ, viết trong một tuyên bố.

Tuy nhiên, những nỗ lực này đã không thể khiến các nhà phê bình im lặng. Joe Rogan, nghệ sĩ podcaster người Mỹ nổi tiếng, cho biết trên chương trình The Joe Rogan Experience của mình rằng chính sách quyền riêng tư của TikTok cho phép nó thu thập thông tin người dùng như địa chỉ giao thức internet và khu vực, điều mà ông gọi là “điên rồ”.

tiktok-bi-ung-vien-thu-tuong-anh-doa-dan-ap.jpg
Logo TikTok được nhìn thấy trên bãi biển trong Lễ hội Sáng tạo Quốc tế Cannes Lions ở thành phố Cannes, Pháp ngày 22.6 - Ảnh: Reuters

Mối quan tâm tương tự về chính sách thu thập dữ liệu của TikTok đã được bày tỏ ở Ý và Úc. Đầu tháng này, cơ quan bảo vệ dữ liệu Ý cho biết TikTok có thể đã vi phạm các quy tắc của Liên minh châu Âu (EU) khi phân phối quảng cáo được nhắm mục tiêu mà không có sự đồng ý của người dùng.

Trước những lo ngại từ Ý, đại diện TikTok nói công ty “nỗ lực xây dựng trải nghiệm được cá nhân hóa và cam kết tôn trọng quyền riêng tư người dùng của mình”.

Australian cybersecurity firm Internet 2.0 trong tháng này đã cáo buộc TikTok thu thập lượng dữ liệu người dùng "quá mức". Các nhà nghiên cứu từ công ty Úc này cho biết TikTok kiểm tra vị trí thiết bị ít nhất một lần một giờ, liên tục tìm kiếm quyền truy cập vào danh bạ ngay cả sau khi người dùng từ chối các yêu cầu trước đó và ánh xạ tất cả ứng dụng đã cài đặt trên thiết bị.

Vào tháng 6.2022, TikTok cho biết đã chuyển toàn bộ dữ liệu của Mỹ sang các máy chủ do Oracle kiểm soát. TikTok nói thêm rằng đang “làm việc với Oracle về các biện pháp kiểm soát bảo mật dữ liệu mới, nâng cao sẽ cho phép công ty xoay trục về một hệ thống mới và hàng đầu trong ngành để bảo vệ dữ liệu của người dùng ở Mỹ, với sự mạnh mẽ, giám sát độc lập để đảm bảo tuân thủ”.

TikTok đã và đang thực hiện cắt giảm nhân sự ở Mỹ, Anh và châu Âu, theo ấn phẩm công nghệ Wired.

David Ortiz, người đứng đầu mảng kinh doanh của TikTok có trụ sở tại New York (Mỹ), viết trên LinkedIn vào tuần trước rằng vai trò của ông đã “bị loại bỏ trong một nỗ lực tái tổ chức lớn hơn nhiều”.

ByteDance chi 2,14 triệu USD vận động hành lang ở Mỹ khi TikTok có nguy cơ bị xóa khỏi App Store, Google Play

ByteDance chi 2,14 triệu USD để vận động hành lang tại Mỹ trong bối cảnh TikTok bị giám sát chặt chẽ về các vấn đề bảo mật và quyền riêng tư của ứng dụng.

ByteDance đã chi 2,14 triệu USD - kỷ lục cho việc vận động hành lang ở Mỹ trong quý 2/2022, khi kỳ lân công nghệ Trung Quốc tìm cách chống lại các cuộc công kích leo thang từ Quốc hội với các hoạt động bảo mật và quyền riêng tư của họ.

Chi tiêu vận động hành lang của công ty có trụ sở tại Bắc Kinh đã tăng gần 130% so với quý 1/2022, dấu hiệu cho thấy hoạt động giải quyết các vấn đề chính phủ của TikTok đang thu hút sự chú ý với Quốc hội sau thời gian tạm lắng. Chi tiêu quý 2/2022 đã tăng 16,3% so với 1 năm trước đó, khi ByteDance bỏ ra 1,84 triệu USD.

TikTok là đối tượng của sự giám sát ngày càng tăng từ các nhà lập pháp và quan chức, vốn bày tỏ lo ngại trong những tháng gần đây về quyền riêng tư dữ liệu người dùng Mỹ và liệu thông tin cá nhân của họ có thể bị truy cập bởi chính phủ Trung Quốc hay không.

Quan hệ giữa Trung Quốc và Mỹ xấu đi sau khi cựu Tổng thống Donald Trump đánh thuế nhập khẩu 25% với hàng hóa Trung Quốc bắt đầu từ tháng 7.2018, sau cuộc điều tra kết luận nước này đánh cắp tài sản trí tuệ từ các công ty Mỹ và buộc họ phải chuyển giao công nghệ.

Giữa tháng 7, TikTok đã bổ nhiệm một người đứng đầu mới về bảo mật toàn cầu như một phần của phương pháp tiếp cận đang phát triển “nhằm giảm thiểu lo ngại về bảo mật dữ liệu người dùng ở Mỹ, gồm cả việc thành lập bộ phận mới để quản lý dữ liệu người dùng Mỹ cho TikTok”, theo Giám đốc điều hành TikTok - Chew Shou Zi và Phó chủ tịch công nghệ của ByteDance - Hong Dingkun.

TikTok đã làm việc với chính phủ Mỹ về việc tăng cường bảo mật dữ liệu xung quanh thông tin đó, đặc biệt là bất kỳ thứ gì được CFIUS xác định là “cần bảo vệ”. TikTok cũng đang chuyển nền tảng của mình sang cơ sở hạ tầng đám mây Oracle, có nghĩa là ứng dụng và thuật toán của nó sẽ được truy cập và triển khai cho người dùng Mỹ từ các trung tâm dữ liệu trong nước.

TikTok đã thuê người vận động hành lang đầu tiên vào năm 2019 và nhanh chóng xây dựng các hoạt động tại Mỹ kể từ đó.

Bài liên quan
Lãnh đạo mảng game rời bỏ TikTok đặt cược vào game blockchain khi các gã khổng lồ e dè
Jason Fung, cựu Giám đốc đơn vị game của TikTok, đang thành lập công ty khởi nghiệp game blockchain có tên Meta0 với tư cách là một trong hai người đồng sáng lập, khi các gã khổng lồ vẫn cảnh giác.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Vui buồn nghề muối Bạc Liêu - Bài 3: Hiến kế phát triển nghề
Để nghề sản xuất muối vượt qua khó khăn, làm tiền đề để nâng cao đời sống và có nhiều hơn những hộ khá giàu, bà con diêm dân đã mạnh dạn hiến kế để chính quyền địa phương xem xét, lựa chọn kế sách phù hợp, từng bước đưa nghề muối ở Bạc Liêu phát triển bền vững, diêm dân sống được với nghề vốn được xem là truyền thống.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
TikTok bị Úc bóc mẽ, ứng viên Thủ tướng Anh dọa đàn áp, Mỹ và Ý giám sát chặt chẽ hơn