Cuộc đấu đá chính trị giữa cựu và đương kim tổng thống Kyrgyzstan trở nên nghiêm trọng cực độ, với việc một quân nhân của lực lượng đặc nhiệm bị chết trong vụ vây bắt cựu Tổng thống Almazbek Atambayev đêm 7.8.
Vụ vây bắt diễn ra ngôi nhà của ông Atambayev ở một ngôi làng cách thủ đô Bishkek 20km về phía nam, kéo dàitừ đêm đó và tiếp tục đến gần sáng hôm sau. Nhưng nhiều người ủng hộ ông cựu đã chống cự nhóm quân đặc nhiệm mặc áo giáp chống đạn, một số người cố thủ trong nhà và bắt 6 lính đặc nhiệmlàm con tin. Sau đó là cuộc thương lượng, và 6 con tin được thả lúc sáng 8.8 rồi nhóm quân đặc nhiệm rút khỏi làng Koi-Tash. Nhóm ủng hộ ông Atambayev vẫn đề phòng một cuộc vây bắt thứ hai.
Bộ Y tế Kyrgyzstan cho biết 45 người được đưa đến bệnh viện để chữa trị vết thương, gồm một lính đặc nhiệm bị bắn trong nhà và chết. Báo chí địa phương nói vài người bị trúng đạn của quân đặc nhiệm, cómột nhà báo. Ủy ban An ninh nhà nước (GKNB) khẳng định nhóm quân vây bắtchỉ bắn đạn cao su.
Người ủng hộ ông Atambayev đánh đập lính đặc nhiệm - Ảnh: Reuters
Khi đàn em muốn loại bỏ “ông anh”
Trước đó, Quốc hội Kyrgyzstan hồi tháng 6 đã quyết định hủy quyền miễn trừ truy tố dành cho cựu Tổng thống Atambayev, mở đường cho việc truy tố hình sự đối với ông, người bị cáo buộc nhiều tội danh, gồm cả tộitham nhũng và chiếm đoạt nhà người khác.
Từ đó, cảnh sát Kyrgyzstan luôn yêu cầu ông Atambayev trình diện để lấy lời khai, nhưng ông không bao giờ đến và nói sự triệu tập này là trái pháp luật. Cũng từ đó, người ủng hộ ông Atambayev luôn canh gác bên ngoài nhà ông ở làng Koi-Tash, nhằm ngăn chặn ý đồ bắt ông.
Ông Atambayey tố cáo Tổng thống Sooronbai Jeenbekov đã bày kế hoạch vu cáo ông. Hồi cuồi tháng 7, ông đã gặp Tổng thống Nga Vladimir Putin tại Moscow, nhằm nói rằngông có sự ủng hộ của Điện Kremlin, nhưng sau này ông Putin lại nói Nga chỉ cam kết làm việc với Tổng thống Jeenbekov.
Ông Atambayev từng làm tổng thống Kyrgyzstan từ năm 2011 đến 2017và từng là “ông anh” của Tổng thống Jeenbekov, người nắm quyền lực từ tháng 10. 2017.
Kyrgyzstan cho Nga lập một căn cứ không quânvà là quốc gia từng tự hào là “một hòn đảo của nền dân chủ” của Trung Á thời hậu Liên Xô. Nhưng Kyrgyzstan luôn bị rúng động bởinhững vụ đấu đá chính trị dẫn đến bạo lực. Sau khi Kyrgyzstan độc lập tách khỏi Liên Xô năm 1991, hai cuộc nổi dậy đã khiến hai tổng thống đầu tiên bị mất chức:
Ngày Cách mạng nhân dân Kyrgyzstan là một quốc lễ nhuốm màu tang tóc: vào ngày 7.4.2010, hàng trăm người bị thương và87 người bị bắn chết ở quảng trường trung tâm thủ đô, vào lúc người dân ồ ạt xuống đường phản đối Tổng thống Kurmanbek Bakiyev.
Tiếp đó, ông nàybị lật đổ và chạy sang Belarus sống lưu vong từ đó. Đấy làcuộc cách mạng thứ hai trong lịch sử Kyrgyzstan từ khi độc lập khỏi Liên Xô, và từ năm 2016 thì ngày 7.4 là ngày lễ chính thức, thay ngày kỷ niệm cuộc cách mạng nhân dân thứ nhất (24.3.2005), lật đổ Tổng thống Askar Akayev.
Và đúng dịp kỷ niệm Ngày cách mạng nhân dân 7.4.2018, Tổng thống Jeenbekov ký sắc lệnh cách chức Trưởng ban GNBK của ông Abdil Segizbaev, 45 tuổi, người được gọi là “tay phải” của cựu Tổng thống Atambayev.
Segizbaev từ lâu đã bị chỉ trích là một quan chức cứng rắn, đàn áp các chính khách đối lập và các nhà báo độc lập. Năm 2016, ông dính líu một tai tiếng chính trị, sau khi ông công bố một báo cáotrong đó xác nhận nhiều chính khách nổi tiếng của đảng đối lập Ata-Meken làm ăn bất chính. Nhưng các cuộc điều tra sau đó không thể xác minh được tính trung thực của báo cáo, vốn nhắm vào thủ lĩnh Ata-Meken là Omurbek Tekebaev, cựu Viện trưởng Viện Kiểm sát trung ương Aida Salyanova và cựu Bộ trưởng Tư pháp Almambet Shykmamatov. 3 chính khách này đều chống Tổng thống Atambaev, từ sau đó đều bị buộc các tội hình sự mà họ gọi là âm mưu chính trị.
Ông Jeenbekov cũng sa thải nhiều quan chức an ninh cấp cao trung thành với vị cựu tổng thống. Ngày 4.4.2018, Tổng thống Jeenbekov cũng đã ký lệnh cách chức Phó ban GNKB của ông Bolot Suiumbaev và của ông Damir Musakeyev, người phụ trách mảng bảo vệ an ninh cho đảng SDPK, và từng là vệ sĩ riêng của cựu Tổng thống Atambayev.
Cựu Tổng thống Atambayev - Ảnh: AP
Tổng thống không chấp nhận là “bù nhìn”
Vụ vây bắt cựu Tổng thống Atambayev là dấu hiệu mới nhất của cuộc đấu đá chính trị giữa hai vị cựu và đương kim tổng thống Kyrgyzstan. Trang tin điện tử Kloop (ở Kyrgyzstan) cho biết vụ đấu đá này bắt đầu từ tháng 2.2018, khi Tổng thống Jeenbekov chủ trì một cuộc họp của GNBK và ra lệnh Ủy ban An ninh nhà nước kiềm chế nạn tham nhũng tràn lan trong chính phủ. Ông Atambaev tự nhận uy tín đã tiến hành chống tham nhũng, nên “Atambayev có lẽ cảm thấy sự chỉ trích này là nhắm vào mình”, theo Kloop.
Bất đồng nghiêm trọng nhất của hai ông là ông Atambaev nói rõ ông muốn Tổng thống Jeenbekov tiếp tục thực hiện các chính sách và giữ các cố vấn cùng các trợ lý của ông. Nhưng việc Chánh văn phòng Farid Niyazov (một nhà báo nổi tiếng và là người thân cận cựu Tổng thống Atambayev) bị Tổng thống Jeenbekov ép từ chức hồi cuối tháng 2.2018 chính là dấu hiệu đầu tiên cho thấy ông Jeenbekov không muốn kẻ thân cận của vị tiền nhiệm ở cạnh mình.
Cựu Tổng thống Atambayev tại nhà riêng - Ảnh: AP
Theo quyđịnh của Hiến pháp Kyrgyzstan, ông Atambayev phải thôi chức sau nhiệm kỳ 6 năm, và ông đã giới thiệu đồng minh đáng tin cậy trong SDPK làm ứng cử viên tổng thống ở cuộc bầu cử tháng 10.2017.Kết quả là ông Jeenbekov đã trúng cử. Nhưng qua năm 2018, ông Jeenbekov gạt bỏ Atambayev và giành quyền kiểm soát đảng Dân chủ xã hội (SDPK) cầm quyền khỏi tay ông Atambayev.
Sau khi mãn nhiệm tổng thống ngày 24.11.2017, ông Atambayev tái trúng cử chức Chủ tịch SDPK, đảng lớn nhất trong Quốc hội Kyrgyzstan ở thủ đô Bishkek, vào ngày 31.3.2018. Từ đó, ông công khai chỉ trích những khuyết điểm của Tổng thống Jeenbekov, người từng là Thủ tướng trong chính phủ của ông.
ÔngJeenbekov (trái) được Atambayev chúc mừng trúng cử tổng thống- Ảnh: Trang web dinh tổng thốngKyrgyzstan
Hai ông cũng từng là bạn thân của nhau suốt 23 nămvà trong một cuộc họp kín của SDPK, ông Atambayev được hỏi về quan hệ giữa ông với ôngJeenbekov. Ông đáp Tổng thống xử lý quá kém vụ khủng hoảng nhà máy nhiệt điện (TPP) ở thủ đô Bishkek bị hư hồi tháng 1.2018, chỉ vài tháng sau khi sửa chữa và nâng cấp nhà máy khiến tốn khoảng 386 triệu USD. Ông khẳng định “người củaJeenbekov thực hiện toàn bộ vụ sửa chữa này, kể cả gọi thầu”.
Người phát ngôn của Tổng thống Jeenbekov tuyên bố ông không dính líu vụ tai tiếng giao thầu để hiện đại hóa nhà máy TPP, vì hợp đồng giao thầu được ký năm 2013, khi ông Jeenbekov còn là tỉnh trưởngOsh. Bà còn nói nhà máy được sửa xong và tái hoạt động ngày 30.8.2017 và ông Jeenbekov không dự lễ này. Ông cũng từ chức Thủ tướng ngày 21.8.2017 để tham gia tranh cử tổng thống. Bà cũng nói ông này khi làm Thủ tướng (từ năm 2016) thì mùa đông dài không xảy ra sự cố nghiêm trọng nào, ngoại trừ một sự cố nhỏ (máy sưởi ấm bị hỏng) tại một nhà trẻ.
Tổng thống Jeenbekov nói khi tranh cử và sau khi đắc cử, ông sẽ tiếp tục theo đuổi các chính sách của ông Atambaev. Nhưng nếu ông để mặc vị tiền nhiệm chỉ trích mình, thì nhiều người sẽ xét ông chỉ là “bù nhìn” của ông Atambayev, người sẽ tiếp tục điều hành Kyrgyzstan.
Để tránh kịch bản đó, ông Jeenbekov phải tìm cách tách xa khỏi, thậm chí phải gạt bỏ Atambaev khỏi vũ đài chính trị Kyrgyzstan, điều sẽ rất khó làm khi ông Atambaev đang là thủ lĩnh đảng mà ông Jeenbekov là một đảng viên. Và ông Atambaev nói ở cuộc họp báo sau khi trúng cử là ông sẽ chuẩn bị cho đảng tiếp tục cầm quyền từ sau cuộc bầu cử Quốc hội Kyrgyzstan năm 2020.
Và đó cũng có thể là lý do để Tổng thống Kyrgyzstan quyết bỏ tù ông Atambaev cho bằng được.
Mỹ Trinh (theo AP, Reuters)