Theo AFP, Tổng thống Sudan Omar al-Bashir hôm 25.12 đã đưa ra những cam kết tái thiết lại đất nước. Động thái được cho là nhượng bộ những người biểu tình chống chính phủ.
Trước đó, biểu tình quy mô lớn đã diễn ra ngày 19.12 tại thành phố Atbara sau khi chính phủ tăng gấp 3 lần giá bánh mì. Chỉ chưa đầy một tuần, các phong trào phản kháng bắt đầu nhanh chóng lan rộng hàng chục thành phố khắp đất nước, bao gồm cả thủ đô Khartoum.
Hãng thông tấn SUNA cho biếtcó ít nhất 12 người thiệt mạng, trong bối cảnh hàng nghìn người xuống đường phản đối các điều kiện kinh tế khắc khổ. Một số đối tượng biểu tình thậm chí kêu gọi lật đổ Tổng thống Omar al-Bashir, trong khi một số khác đốt phá văn phòng đảng cầm quyền tại thành phố Dongola và Atbara.
Khi chiều hướng của các cuộc biểu tình chống chính phủ đang có nguy cơ mở rộng và phức tạp hơn, Tổng thống Sudan Bashir đã tuyên bố sẽ "thực hiện những cải cách thực sự để đảm bảo một cuộc sống đàng hoàng cho công dân”.
Theo nhiều chuyên gia nhận định lý do chính cho các cuộc biểu tìnhliên quan tới cuộc khủng hoảng kinh tế chính trị. Sau khi Nam Sudan tách ra độc lập từ năm 2011, Sudan lâm vào khủng hoảng kinh tế khi mất tới mất 3/4 trữ lượng dầu mỏ. Trong năm nay, Sudan đã vật lộn với lạm phát tăng vọt hơn 70%. Mặc dù Hoa Kỳ đã dỡ bỏ lệnh trừng phạt thương mại 20 năm đối với Sudan vào tháng 10 năm 2017, nhưng nước này đã không thể phục hồi.
Trước đó, vào tháng 1 năm 2018, các cuộc biểu tình đã nổ ra chống lại giáthực phẩm cơ bản tăng caonhưng nhanh chóng bị chính quyền dập tắt và cho bắt giữ các nhà lãnh đạo của phe đối lập và phiến quân. Các quan chức Sudan nhiều lần cáo buộc Israel đứng đằng sau hỗ trợ các cuộc biểu tình trên.
Chính phủ Sudan cũng cho rằng sự can thiệp của các cường quốc nước ngoài, đặc biệt là Mỹ và Israel, đã gây nhiều bất ổn cho đất nước.
Hoàng Vũ (theo AFP,Al-jazeera)