Tờ Bưu điện Hoa Nam buổi sáng (SCMP) cho biết Trung Quốc đã cho triển khai một hệ thống giám sát dưới biển công nghệ cao mới. Nhiều chuyên gia đánh gia hệ thống này sẽ giúp tàu ngầm Trung Quốc theo dõi tàu của địch tốt hơn, đồng thời bảo vệ cho lợi ích của nước này dọc theo “Con đường Tơ lụa trên biển”, kéo từ bán đảo Triều Tiên đến bờ đông châu Phi.

Trung Quốc có hệ thống giám sát dưới biển mới

Cẩm Bình | 01/01/2018, 18:57

Tờ Bưu điện Hoa Nam buổi sáng (SCMP) cho biết Trung Quốc đã cho triển khai một hệ thống giám sát dưới biển công nghệ cao mới. Nhiều chuyên gia đánh gia hệ thống này sẽ giúp tàu ngầm Trung Quốc theo dõi tàu của địch tốt hơn, đồng thời bảo vệ cho lợi ích của nước này dọc theo “Con đường Tơ lụa trên biển”, kéo từ bán đảo Triều Tiên đến bờ đông châu Phi.

Dự án triển khai hệ thống do Phòng nghiên cứu Hải dương Nam Hải (SCSIO) thuộc Viện Hàn lâm khoa học Trung Quốc, chịu trách nhiệm. Hệ thống thu thập thông tin về môi trường dưới biển, đặc biệt là nhiệt độ và độ mặn của nước. Hải quân có thể dùng những thông tin này để theo dấu tàu của địch chính xác hơn cũng như phục vụ cho công tác định hướng và xác định vị trí.

Theo SCMP, đây là một phần trong nỗ lực mở rộng sức mạnh quân đội, thách thức sức mạnh trên biển quân đội Mỹ của Bắc Kinh.

Theo ông Du Vĩnh Cường, nhà nghiên cứu của Viện Hàn lâm khoa học Trung Quốc và là thành viên của nhóm chuyên gia theo dõi mạng lưới giám sát dưới biển của Trung Quốc, cho biết việc triển khai được một hệ thống công nghệ cao mới cho thấy sự tiến bộ trong khả năng tác chiến tàu ngầm của nước này, nhưng so với hệ thống của Mỹ thì còn thua kém.

“Chúng ta chỉ mới bước được một bước nhỏ trong một cuộc trường chinh dài”, ông Du đánh giá.

Theo ông Du, ngay tại Biển Đông thì những chỉ huy tàu ngầm Mỹ đã nắm bắt được tình trạng nhiệt độ và độ mặn của nước biển ở đây tốt hơn so với người đồng cấp phía Trung Quốc, vì họ đã có hàng thập kỷ nghiên cứu khu vực này.

Theo phần giới thiệu kỹthuật đăng trên trang thông tin của SCSIO, hệ thống giám sát dưới biển mới của Trung Quốc hoạt động dựa trên một mạng lưới các phao nổi, tàu hoạt động trên biển, vệ tinh và thiết bị lặn dưới nước.

Thông tin ở Biển Đông, Tây Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương được mạng lưới này thu thập sẽ được gửi về ba trung tâm nằm ở quần đảo Hoàng Sa (thuộc chủ quyền Việt Nam nhưng bị Trung Quốc chiếm đóng trái phép), tỉnh Quảng Đông và Nam Á. Trong đó, trung tâm ở Nam Á là cơ sở chung, chịu trách nhiệm xử lý và phân tích thông tin.

Không chỉ có khả năng đo lường, hệ thống giám sát còn có thể dự đoán nhiệt độ và độ mặn của bất cứ địa điểm, ở bất cứ độ sâu và bất cứ lúc nào. Điều này rất có ích cho các tàu ngầm Trung Quốc thực hiện nhiệm vụ tuần tra“Con đường tơ lục trên biển”, một phần của sáng kiến Một vành đai Một con đường.

Các tàu ngầm thường dùng kỹthuật lan truyền sóng âm thanh dưới nước (sonar) để xác định vị trí, nhận diện và theo dõi tàu khác. Tốc độ và hướngcủa sóng âm lại bị ảnh hưởng rất lớn bởi nhiệt độ và độ mặn của vùng nước tàu chạy qua. Nếu chỉ huy tàu ngầm không xem xét đến những yếu tố này khi xác định được vị trí của tàu địch thì họ không thể nào bắn trúng mục tiêu.

Theo nhà nghiên cứu Du, ngoài giúp tăng khả năng xác định các mục tiêu, hệ thống mới còn đảm bảo cho tàu ngầm hoạt động an toàn hơn ở những vùng nước nguy hiểm. Nhiệt độ và độ mặn có tác động không nhỏ đến mật độ nước, và bất cứ thay đổi đột ngột nào của các yếu tố này có thể khiến tàu mất kiểm soát một cách hiệu quả. Bằng cách dự đoán trước những thay đổi này, hệ thống giám sát giúp chỉ huy các tàu ngầm không gặp rắc rối.

Trong một thông cáo báo chí ngắn, SCSIO cho hay sau nhiều năm xây dựng và thử nghiệm, hệ thống giám sát đã được bàn giao cho hải quân Trung Quốc, cho kết quả sử dụng tốt.

Sóng âm tàu ngầm dùng để định vị tàu khác chịu ảnh hưởng lớn của độ mặn và nhiệt độ nước - Ảnh: Science News

Một vành đai Một con đường là sáng kiến giúp thúc đẩy phát triển kinh tế của hơn 60 quốc gia. Sau khi sáng kiến này được triển khai, một lượng lớn tiền đầu tư, trong đó phần lớn là của Bắc Kinh, đã được đổ ra để xây dựng hàng chục dự án cơ sở hạ tầng như cảng biển, đường sắt cao tốc. Cùng với tiến độ triển khai ngày càng nhanh, Trung Quốc phải đối mặt với vấn đề bảo vệ mạng lưới lợi ích và đầu tư của nước này ở các quốc gia khác.

Tuy nhiên, quân đội Trung Quốc chưa có kinh nghiệm hoạt động ngoài biên giới. Điều này đặt ra yêu cầu phải có thêm nhiều công nghệ hỗ trợ cho hoạt động của lực lượng nước này.

SCMP cho biết ngoài hệ thống giám sát dưới biển, Bắc Kinh cũng đã phát triển một hệ thống trang bị trên tàu ngầm, dùng các thuật toán để dự đoán tình trạng vùng nước hoạt động ngay cả khi các cảm biến chỉ thu được một lượng dữ liệu rất ít. Công nghệ này rất có ích khi tàu ngầm phải “tàng hình” dưới biển trong hàng tuần/hàng tháng, không thể nổi lên để nhận thông tin từ các trạm thông tin đất liền và vệ tinh.

Cẩm Bình (theo SCMP)
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư trao đổi chuyên đề 'Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam'
10 giờ trước Sự kiện
Chiều 25.11, tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Giáo sư, Tiến sĩ Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam trực tiếp trao đổi chuyên đề “Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Trung Quốc có hệ thống giám sát dưới biển mới