Trung Quốc chắc chắn không thể buộc Ấn Độ không nêu vấn đề Biển Đông tại hội nghị thượng đỉnh G20. Đó là nhận định của nhà nghiên cứu Wang Jin của Trường khoa học chính trị thuộc Đại học Haifa (Israel) khi phân tích chiến thuật "cây gậy và củ cà rốt" của Trung Quốc.

Trung Quốc không thể 'bịt mồm' Ấn Độ tại hội nghị thượng đỉnh G20

Trần Trí | 19/08/2016, 07:05

Trung Quốc chắc chắn không thể buộc Ấn Độ không nêu vấn đề Biển Đông tại hội nghị thượng đỉnh G20. Đó là nhận định của nhà nghiên cứu Wang Jin của Trường khoa học chính trị thuộc Đại học Haifa (Israel) khi phân tích chiến thuật "cây gậy và củ cà rốt" của Trung Quốc.

Trong bài viết “Liệu Trung Quốc có thểép được Ấn Độ im lặng về vấn đề Biển Đông” đăng trên tạpchí The Diplomat (Nhật)ngày 17.8, nhà nghiên cứu Wang Jin(cũng là nhà nghiên cứu bán thời gian ở Trung tâm nghiên cứu Trung Đông thuộc Đạihọc Hạ Môn củaTrung Quốc) cho biếtđểchuẩn bị hội nghị thượng đỉnh G20 vào tháng 9 tới, Bộ trưởngNgoại giao Vương Nghị đã có chuyến thăm Ấn Độ vào cuối tuần trước.

Trung Quốc dọa “mắt đền mắt” đối với Ấn Độ

Theo ông Vương, Trung - Ấn đã nhất trí hai nước sẽ ủng hộ nhau tổ chức hội nghị thượng đỉnh G20 ở Hàng Châu (Trung Quốc)và hội nghị thượng đỉnh BRICS (Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi) tại thành phố Goa (Ấn Độ).

Về đối ngoại,Trung Quốc cần quốc tế ủng hộ hội nghị thượng đỉnh G20 nhằm để Trung Quốc tránh bị các nước thành viên G20 khác chỉ trích, làm mất uy tín Trung Quốc cảtrong nước lẫn quốc tế.

Là nướcthành viên G20, Ấn Độ bị Trung Quốc xem là đối thủ kinh tế - chính trị ở các diễn đàn khu vực và quốc tế. Vấn đề nhạy cảm nhất giữa Trung - Ấn ở hội nghị thượng đỉnh G20 chính là vấn đềtranh chấp Biển Đông.

Ấn Độ, nhất là thời chính phủ củaThủ tướng Narendra Modi, đã nhấn mạnh phải tuân thủ quyền tự do hàng hải và thương mại trên Biển Đông. Mỹ cũng ủng hộ quan điểm này.

Trung Quốc đã cho rằng một vài nước phương Tây, nhất là Mỹ, có thể tìm cách bàn vấn đề Biển Đông ở hội nghị thượng đỉnh G20 để Trung Quốc phảibị bối rối, nhất là sau phán quyết ngày 12.7 của Tòa Trọng tài tuyên bố“đường 9 đoạn” không có cơ sở pháp lý.Để ngăn chặn xảy ra tình huốngmất uy tín này, Trung Quốc cần một lờihứa của Ấn Độ là không đề cập đếnchuyện Biển Đông tạihội nghị thượng đỉnh G20.Vì mục tiêu đó, Trung Quốc đã áp dụng trò “cây gậy và củ cà rốt” đối với Ấn Độ.

Trong chuyến thăm Ấn Độ cuối tuần trước, Bộ trưởngNgoại giao Vương Nghị đã đưa ramột số thông điệpdọa nạt.Ông liên kết hội nghị thượng đỉnh G20 ởHàng Châu với hội nghị thượng đỉnh BRICS ở Ấn Độ vàgợi ý nếu Ấn Độ nêu vấn đề Biển Đông ở diễn đàn G20 thì Bắc Kinh sẽ trả đũa New Delhi ở hội nghị thượng đỉnh BRICS tại Goa.

Ông Vương cũng chìa "củ cà rốt” là lời hứa ủng hộ Ấn Độ gia nhập Nhóm các nhà cung cấphạt nhân, đổi lại Ấn Độ phảihứa không bàn chuyện Biển Đông tại hội nghị thượng đỉnh G20.

Bộ trưởng Ngoại giaoVương Nghị với người đồng cấp Ấn ĐộSushma Sawaraj - Ảnh: Press of India

Chiến thuật “cây gậy và củ cà rốt” của Bắc Kinh chẳng ăn thua

Tuy nhiên, nhà nghiên cứu Wang Jin đánh giáchiêu “cây gậy và củ cà rốt” của Bắc Kinh có thể không bảo đảm Ấn Độ sẽ im lặng về vấn đề Biển Đông tại hội nghị G20.

Một mặt, bài “cây gậy” xem ra vô dụng. Dù ông Vương nói bóng gió chiến thuật “mắt đền mắt”, sự thật là Trung Quốc không thể gánh nổi cái giá của việc hội nghị thượng đỉnh BRICS đổ vỡ. Lý dovì Trung Quốc đã xem hội nghị nàylà một cơ hội quan trọng để củng cố hình ảnh tích cực đối với quốc tế.

Thật sự Trung Quốc thiếu các cách hiệu quả để kiểm soát những quyền lợi thiết thân của Ấn Độ.Dù Ấn Độ cần Trung Quốc giúp trong vụ tranh chấp khu vực Kashmir với Pakistan, Bắc Kinh vẫn cần nhiều hợp tác của Ấn Độ về cácvấn đề như Đài Loan, Tây Tạng, Tân Cương và đấu tranhchống khủng bố.

Mặt khác, chiêu “củ cà rốt” của Trung Quốc đối với Ấn Độ xem ra chẳng hấp dẫn chút nào.

Tham vọng lớn của Trung Quốc là gia nhập Nhóm các nhà cung cấphạt nhân nhưng vì cộng đồng quốc tế phản đối Trung Quốc tranh chấp ởBiển Đông, nhiều khả năng Ấn Độ sẽ bàn đếnchuyện Biển Đông ở hội nghị thượng đỉnh G20 một khi Mỹ và các nước khác nêu vấn đề này ra.Đối với Ấn Độ, vấn đề Biển Đông cũng là cơ hội quan trọng để tập hợp một liên minh khu vực chống lại âm mưu bành trướng của Trung Quốc với dự án“Một vành đai, một con đường” của Bắc Kinh.

Ấn Độ ngày càng củng cố nhận định rằng Trung Quốc là mối đe dọa nênđã tăng cường quan hệ quân sự với cácnước đồng minh và đối tác của Mỹ ở châu Á - Thái Bình Dương, gồm Việt Nam, Hàn Quốc, Nhật và Úc.

Nhà nghiên cứu Wang Jin kết luận: Vấn đề Biển Đông là một chủ đề nóng ở châu Á - Thái Bình Dương nên chắc chắn vấn đề này sẽ được bàn luận tại hội nghị thượng đỉnh G20 tại Hàng Châu.

Trung Trực (theo The Diplomat)
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Chiến dịch Hồ Chí Minh - Đỉnh cao thắng lợi của cách mạng Việt Nam
7 giờ trước Sự kiện
Gần nửa thế kỷ đã trôi qua nhưng Chiến dịch Hồ Chí Minh vẫn mãi là mốc son chói lọi trong lịch sử dân tộc Việt Nam, để lại nhiều kinh nghiệm quý báu đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Trung Quốc không thể 'bịt mồm' Ấn Độ tại hội nghị thượng đỉnh G20