Chính quyền Thủ tướng Scott Morrison nay có quyền chặn thỏa thuận đã ký hoặc ký mới giữa chính quyền nước ngoài với 8 bang và vùng lãnh thổ của Úc, cũng như với các cơ quan như giới chức địa phương hay trường đại học.

Úc tìm cách loại bỏ Vành đai và Con đường

Cẩm Bình | 08/12/2020, 14:42

Chính quyền Thủ tướng Scott Morrison nay có quyền chặn thỏa thuận đã ký hoặc ký mới giữa chính quyền nước ngoài với 8 bang và vùng lãnh thổ của Úc, cũng như với các cơ quan như giới chức địa phương hay trường đại học.

Quyền hạn trên được quy định bởi đạo luật mà Quốc hội Úc vừa thông qua ngày 8.12. Đạo luật cho phép ngăn chặn thỏa thuận trên nhiều lĩnh vực như cơ sở hạ tầng, hợp tác thương mại, du lịch, hợp tác văn hóa, khoa học, sức khỏe, giáo dục.

rk_aus-china_081220.jpg
Quan hệ Úc - Trung hiện rất căng thẳng - Ảnh: Reuters

Mục tiêu đầu tiên có thể bị nhắm đến là thỏa thuận tham gia sáng kiến “Vành đai và Con đường” (BRI) của bang Victoria ký năm 2018. Thống đốc Daniel Andrews tuần trước tuyên bố bang này không cân nhắc chuyện rút khỏi thỏa thuận bất chấp quan hệ 2 nước ngày càng xấu đi.

Ngoài thỏa thuận trên, chính quyền trung ương còn có thể xét lại và xóa sổ hàng loạt bản ghi nhớ hợp tác kinh tế, khoa học, tiếp cận Nam cực mà Tây Úc, Nam Úc, Tasmania ký với chính quyền Bắc Kinh. Quan hệ đối tác giữa đại học của Úc với những đơn vị nhận tài trợ từ chính quyền Bắc Kinh cũng nằm trong tầm ngắm.

Các bang và vùng lãnh thổ có 3 tháng rà soát lại. Quyết định từ phía chính quyền trung ương sẽ được công khai kèm thông tin giải thích rõ ràng.

Đạo luật vừa thông qua nhiều khả năng khiến căng thẳng Úc - Trung leo thang. Chính quyền Bắc Kinh thời gian qua dùng thương mại như vũ khí chính trị đáp trả lời kêu gọi mở cuộc điều tra quốc tế về COVID-19 của Thủ tướng Morrison. Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên gần đây còn đăng ảnh chế binh sĩ Úc kề dao vào cổ bé gái Afghanistan – động thái nhận phải phản ứng mạnh mẽ từ Úc, New Zealand, Pháp, Mỹ.

Bài liên quan
Đổi mới sáng tạo là chìa khóa để thúc đẩy kinh tế tuần hoàn trong ngành thủy sản
Ngày 22.11, tại Cần Thơ, Tổ chức Hợp tác quốc tế Đức GIZ phối hợp với Cục Thủy sản (Bộ NN-PTNT) tổ chức hội thảo khởi động dự án “Cải thiện hệ thống tuần hoàn nước phục vụ nuôi trồng thủy sản bền vững và Tham vấn các giải pháp đổi mới sáng tạo ngành tôm Việt Nam nhằm thúc đẩy kinh tế tuần hoàn” (viết tắt là Dự án).

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Chuyển đổi số xanh Hải Phòng: Thách thức và cơ hội
1 giờ trước Nhịp đập khoa học
Ngày 22.11, UBND TP.Hải Phòng và Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ CNTT Việt Nam (VINASA) tổ chức Diễn đàn Chuyển đổi số – Hải Phòng 2024 với chủ đề “Chuyển đổi số xanh – Động lực phát triển kinh tế, xã hội”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Úc tìm cách loại bỏ Vành đai và Con đường