Chính phủ Úc mới đây đã xua tan tham vọng của Trung Quốc trong việc quản lý đỉnh băng ở Nam Cực, một khu vực mà Úc tuyên bố chủ quyền.

Úc xua tan tham vọng của Trung Quốc tại Nam Cực

31/07/2019, 06:53

Chính phủ Úc mới đây đã xua tan tham vọng của Trung Quốc trong việc quản lý đỉnh băng ở Nam Cực, một khu vực mà Úc tuyên bố chủ quyền.

Tàu phá băng Tuyết Long của Trung Quốc tại Nam Cực - Ảnh: Internet

Các quốc gia liên quan đến các vấn đề ở Nam Cực đã họp mặt tại Cộng hòa Séc vào tháng này để thảo luận về các đề xuất của Trung Quốc tại khu vực.

Trong đó, Úc đã không ủng hộ dự thảo Bộ quy tắc ứng xử của Trung Quốc tại "Mái vòm A" hay còn gọi là Mái vòm Argus - mái vòm băng cao nhất trên cao nguyên Nam Cực, nằm cách đất liền 1.200 km, đã được công nhận là vị trí tốt nhất để quan sát không gian trên Trái đất do độ cao và tầm nhìn vượt trội của nó.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Úc nói với đài truyền hình Úc ABC rằng, đề xuất của Trung Quốc được trình bày tại cuộc họp "không có chỗ đứng chính thức trong Hệ thống Hiệp ước Nam Cực".

Việc đề xuất Bộ quy tắc ứng xử nói trên là nỗ lực mới nhất của Bắc Kinh để quản lý hoạt động ở vùng cực xa xôi này. Ban đầu, Trung Quốc đã xin một "khu vực được quản lý đặc biệt" vào 5 năm trước với mục địch bảo vệ môi trường địa phương và điều phối các hoạt động trong khu vực này.

Nhưng sau khi không được các quốc gia trong hiệp ước Nam Cực chấp thuận, Trung Quốc đã thay thế đề xuất đó bằng dự thảo Bộ quy tắc ứng xử. Tuy nhiên sau cuộc họp tháng này ở Cộng hòa Séc, điều đó dường như cũng đã đi vào ngõ cụt.

"Úc luôn lập luận rằng bất kỳ Bộ quy tắc ứng xử nào do Trung Quốc đề xuất đều không thể liên kết được với các nước thứ ba", người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Úc cho biết.

Một báo cáo do Trung Quốc đệ trình tại cuộc họp cũng đã bày tỏ sự tiếc nuối và cho rằng “thật khó khăn khi phát triển một Bộ quy tắc ứng xử mà có thể làm hài lòng tất cả mọi người dù đã nỗ lực trong nhiều năm".

Được biết, trong những năm gần đây, Trung Quốc đã không ngừng mở rộng các hoạt động tại Nam Cực - khu vực có nhiều tài nguyên thiên nhiên, dầu mỏ, giàu các loài sinh vật biển và nguồn nước ngọt khổng lồ từ các tảng băng.

Theo hiệp ước Nam Cực ký kết năm 1959 mà Trung Quốc là một trong 52 nước tham gia, các nước không được triển khai các hoạt động quân sự và phải bảo vệ môi trường tự nhiên tại vùng cực này. Một hiệp ước có liên quan cũng cấm khai thác mỏ tại đây.

Tuy nhien, chủ quyền tại Nam Cực vẫn còn mơ hồ nên hầu hết các nước đều tranh thủ củng cố sự hiện diện bằng nhiều trạm nghiên cứu và đặt tên cho các điểm tại đây.

Việc Bắc Kinh đẩy mạnh những hoạt động tại Nam Cực thời gian qua cũng dấy lên nhiều quan ngại bởi Úc và Mỹ. Trước các dự án rầm rộ của Trung Quốc ở khu vực này, giới phân tích cảnh báo về khả năng Bắc Kinh có thể tuyên bố chủ quyền tại đây.

Viện Chính sách chiến lược Úc trước đó đã ra báo cáo viết rằng Trung Quốc đang không ngừng xây dựng các căn cứ gia tăng sự hiện diện để có thể nhằm tuyên bố chủ quyền, đồng thời chưa bao giờ dừng khai thác khoáng sản ở Nam Cực.

Minh Hằng (theo ABC)

Bài liên quan
Samsung: Lợi nhuận hoạt động quý 1/2024 tăng hơn 10 lần, AI sẽ thúc đẩy doanh số chip nhớ
Samsung Electronics hôm 30.4 cho biết dự kiến ​​nhu cầu về trí tuệ nhân tạo (AI) sẽ tăng mạnh trong nửa cuối năm 2024, thúc đẩy doanh số chip nhớ và thiết bị công nghệ, sau khi báo cáo lợi nhuận hoạt động quý 1/2024 tăng hơn 10 lần so với cùng kỳ năm trước.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Chiến dịch Hồ Chí Minh - Đỉnh cao thắng lợi của cách mạng Việt Nam
7 giờ trước Sự kiện
Gần nửa thế kỷ đã trôi qua nhưng Chiến dịch Hồ Chí Minh vẫn mãi là mốc son chói lọi trong lịch sử dân tộc Việt Nam, để lại nhiều kinh nghiệm quý báu đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Úc xua tan tham vọng của Trung Quốc tại Nam Cực