Các đơn vị có liên quan của Việt Nam và quốc tế đã cùng nhau cam kết phối hợp nhằm chấm dứt việc lạm dụng kháng sinh, sử dụng kháng sinh không đúng tại các bệnh viện, khu chăn nuôi và các hộ gia đình.

Việt Nam cam kết không lạm dụng kháng sinh

Hồ Quang | 25/11/2020, 16:29

Các đơn vị có liên quan của Việt Nam và quốc tế đã cùng nhau cam kết phối hợp nhằm chấm dứt việc lạm dụng kháng sinh, sử dụng kháng sinh không đúng tại các bệnh viện, khu chăn nuôi và các hộ gia đình.

Ngày 25.11, trong khuôn khổ Tuần lễ nâng cao nhận thức về phòng chống kháng thuốc năm 2020, Bộ Y tế cùng với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các đối tác quốc tế gồm Tổ chức Y tế thế giới tại Việt Nam (WHO Việt Nam) và Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp của Liên Hợp Quốc (FAO) đã cùng nhau cam kết phối hợp nhằm chấm dứt việc sử dụng kháng sinh sai, lạm dụng kháng sinh tại các bệnh viện, khu chăn nuôi và các hộ gia đình.

Tại đây, Ban chỉ đạo Quốc gia về phòng, chống kháng thuốc đã kêu gọi các ngành, lĩnh vực và mọi người dân hãy cùng hành động ngay hôm nay để duy trì hiệu quả của kháng sinh.

viet-nam-cam-ket-khong-lam-dung-khang-sinh-hinh-anh(1).png
Việc lạm dụng kháng sinh đang khiến con người, thực vật và động vật đang chết vì những bệnh nhiễm trùng mà  không có thuốc chữa trị- Ảnh: PV

Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn, Trưởng Ban chỉ đạo Quốc gia về phòng, chống kháng thuốc cho biết, hiện Bộ đang rà soát các số liệu về các bệnh nhiễm trùng kháng thuốc và tiêu thụ kháng sinh để xây dựng chính sách nhằm quản lý, ngăn chặn tình trạng kháng thuốc. “Chúng ta đang cùng hành động để giải quyết tình trạng kháng thuốc (AMR). Hôm nay, chúng tôi đưa ra một bộ hướng dẫn mới để hướng dẫn các bệnh viện về những việc họ cần phải thực hiện để quản lý việc sử dụng kháng sinh”, ông Sơn chia sẻ.

Theo Thứ trưởng Sơn, kế hoạch hành động Quốc gia về kháng thuốc của Việt Nam sẽ kết thúc vào cuối năm nay, là đường hướng tiếp theo cho Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chuẩn bị cho xây dựng Chiến lược Quốc gia về phòng chống kháng thuốc giai đoạn 2021 – 2030. WHO, FAO và các đối tác khác đã sẵn sàng hỗ trợ chính phủ Việt Nam cho nỗ lực này.

Thuốc kháng sinh được ca ngợi như một điều kỳ diệu trong y học hiện đại, nhất là đã thay đổi cuộc chơi trong việc đánh bại các vi khuẩn nguy hiểm giúp nhiều trẻ em sống sót hơn và kéo dài tuổi thọ người trưởng thành. Tuy nhiên, sau nhiều năm lạm dụng, việc sử dụng sai cách thuốc kháng sinh cho cả con người và động vật, đã tạo điều kiện cho vi khuẩn xây dựng khả năng đề kháng đối với thuốc kháng sinh, khiến cho kháng sinh hầu như không còn hiệu quả. Trên khắp thế giới, con người, thực vật và động vật đang chết vì những bệnh nhiễm trùng mà không còn có thể chữa trị được nữa - ngay cả với những loại thuốc kháng sinh tiên tiến nhất.

Bà Rana Flower - Trưởng đại diện lâm thời văn phòng FAO cho biết, trong 10 năm tới, lượng kháng sinh dùng trong chăn nuôi dự kiến sẽ tăng gần gấp đôi, đáp ứng nhu cầu thực phẩm từ dân số ngày càng gia tăng. Do vậy ngành lương thực và nông nghiệp, có vai trò vô cùng quan trọng trong việc giảm thiểu nguy cơ kháng thuốc lây lan. Dọc theo từng khâu trong chuỗi thực phẩm, cần phải thực hiện các biện pháp nhằm đảm bảo kháng sinh được sử dụng thận trọng, có trách nhiệm để làm chậm lại sự phát triển và lây lan của vi khuẩn kháng thuốc.

Bài liên quan
WHO: siêu vi khuẩn xuất hiện ở nơi lạm dụng thuốc kháng sinh
Theo các chuyên gia của tổ chức y tế thế giới, nơi nào dân chúng lạm dụng thuốc kháng sinh có nghĩa là nơi đó có sự gia tăng nguy cơ xuất hiện các vi khuẩn đột biến không sợ thuốc kháng sinh và phát triển được siêu khả năng đáp ứng với thuốc kháng sinh.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Chiến dịch Hồ Chí Minh - Đỉnh cao thắng lợi của cách mạng Việt Nam
6 giờ trước Sự kiện
Gần nửa thế kỷ đã trôi qua nhưng Chiến dịch Hồ Chí Minh vẫn mãi là mốc son chói lọi trong lịch sử dân tộc Việt Nam, để lại nhiều kinh nghiệm quý báu đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Việt Nam cam kết không lạm dụng kháng sinh