Mặc dù năm 2020 chịu ảnh hưởng nặng nề từ đại dịch COVID-19 nhưng chưa bao giờ, chỉ trong vòng một năm, Việt Nam tham gia liền 3 Hiệp định thương mại tự do (FTA).

Việt Nam tham gia 3 hiệp định thương mại quan trọng trong năm đại dịch

Bài và Ảnh: Tuyết Nhung | 31/12/2020, 14:50

Mặc dù năm 2020 chịu ảnh hưởng nặng nề từ đại dịch COVID-19 nhưng chưa bao giờ, chỉ trong vòng một năm, Việt Nam tham gia liền 3 Hiệp định thương mại tự do (FTA).

Ba hiệp định thương mại (FTA) mở ra thị trường rộng lớn chưa từng có cho Việt Nam, đó là Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Liên minh châu Âu (EVFTA), Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện khu vực RCEP và Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Vương Quốc Anh (UKVFTA).

Theo đánh giá của giới chuyên gia, việc cắt giảm thuế quan sâu rộng liên tục, các hiệp định thương mại với cam kết mở cửa thị trường cho sản phẩm, dịch vụ hàng hóa Việt Nam theo hướng minh bạch, công khai, đã mở ra một triển vọng tương lai theo hướng có lợi cho Việt Nam khi tham gia vào một khu vực kinh tế có giá trị GDP chiếm tới 60% tổng GDP toàn cầu.

img_9402.jpg(1).jpg
Việt Nam đã tham gia ký kết 15 hiệp định thương mại tự do - Ảnh: TN

Có thể nói, mặc dù trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19, công tác đàm phán, ký kết các FTA tiếp tục đạt được kết quả quan trọng. Năm 2020 là năm hiệp định EVFTA và hiệp định UKVFTA bắt đầu có hiệu lực. Đây cũng là năm Việt Nam chính thức ký kết Hiệp định RCEP.

5 tháng sau khi Hiệp định EVFTA được thực thi, tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang EU đạt khoảng 15,4 tỉ USD, tăng 1,6% so với cùng kỳ. Đây là kết quả rất đáng khích lệ trong bối cảnh GDP của EU vẫn đang tăng trưởng âm và tiếp tục đối mặt với khó khăn, dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp.

Đáng chú ý, kể từ khi Hiệp định có hiệu lực thì tính đến hết ngày 18.12.2020, các tổ chức được uỷ quyền đã cấp gần 62.500 bộ chứng nhận xuất xứ (C/O) để hưởng ưu đãi tại thị trường EU với kim ngạch 2,35 tỉ USD.

Đặc biệt trong năm 2020, mặc dù còn gặp nhiều khó khăn do dịch COVID-19, Việt Nam đã phối hợp chặt chẽ với các nước ASEAN và các nước đối tác để tìm kiếm giải pháp xử lý những vấn đề vướng mắc để kết thúc hoàn toàn đàm phán Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) sau 8 năm, đồng thời hoàn tất rà soát pháp lý nội dung của hiệp định.

Bên cạnh đó, Việt Nam cũng đã nhanh chóng hoàn tất các thủ tục trong nước để ngày 15.11 vừa qua, 10 nước ASEAN và 5 nước đối tác đã có FTA với ASEAN là Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Australia và New Zealand ký kết Hiệp định RCEP. Hiệp định sẽ chính thức có hiệu lực trong vòng 60 ngày kể từ ngày được thông qua bởi ít nhất 6 nước thành viên ASEAN và 3 nước thành viên không thuộc ASEAN.

Hiệp định RCEP được cho là có quy mô lớn nhất thế giới với thị trường 2,2 tỉ người dân chiếm 30% dân số thế giới, tổng GDP 26,2 nghìn tỉ USD tương đương 30% GDP toàn cầu và chiếm gần 28% thương mại toàn cầu (dựa trên số liệu năm 2019)

Quy mô này được cho là sẽ tạo điều kiện để phát triển các chuỗi cung ứng mới trong khu vực, qua đó mở ra nhiều cơ hội cho doanh nghiệp Việt Nam tham gia. Việc thiết lập Hiệp định RCEP cũng sẽ cung cấp thị trường xuất khẩu ổn định lâu dài cho Việt Nam và các nước ASEAN cũng như tạo ra cấu trúc thương mại khu vực mới trong đó ASEAN đóng vai trò trung tâm, đồng thời nâng cao uy tín của Việt Nam và khẳng định vai trò dẫn dắt của ASEAN.

Đặc biệt là vào 23 giờ đêm nay 31.12.2020, Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Vương Quốc Anh (UKVFTA) sẽ chính thức có hiệu lực thực thi. Theo cam kết, sau 6 năm UKVFTA có hiệu lực, Vương Quốc Anh sẽ xoá bỏ thuế nhập khẩu đối với 99,2% số dòng thuế, tương đương 99,7% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam.

Trong khi đó, Việt Nam sẽ xóa bỏ thuế quan ngay khi hiệp định có hiệu lực với 48,5% số dòng thuế, chiếm 64,5% kim ngạch nhập khẩu. Sau 6 năm số dòng thuế được xoá bỏ nâng lên 91,8%, tương đương 97,1% kim ngạch xuất khẩu và sau 9 năm sẽ là khoảng 98,3% số dòng thuế (chiếm 99,8% kim ngạch).

Anh hiện là đối tác thương mại lớn thứ ba của Việt Nam tại châu Âu, với khoảng 400 dự án đang triển khai được đầu tư hơn 3,6 tỉ USD tính đến tháng 8 năm 2020. Hiệp định UKVFTA được kỳ vọng mang lại các dòng vốn đầu tư mới, thúc đẩy hoạt động chuyển giao công nghệ và có thêm nhiều giao dịch từ Anh tới Việt Nam.

Tới nay, Việt Nam đã ký kết 15 hiệp định thương mại tự do, trong đó 13 hiệp định đã chính thức đi vào thực thi.

Bài liên quan
Việc Anh rời EU không ảnh hưởng nhiều tới FTA Việt Nam - EU
"Dưới tác động của FTA Việt Nam-EU, dự kiến sắp tới Việt Nam sẽ thu hút lượng một khối lượng lớn dòng vốn FDI chất lượng cao từ EU", bà Cao Thanh Diệp, Phó trưởng phòng ASEAN - Vụ Chính sách Thương mại Đa biên (Bộ Công thương) nhận định tại hội thảo "Tác động của Hiệp định thương mại Việt Nam-EU tới doanh nghiệp Việt Nam" ngày 28.6.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng gặp gỡ cán bộ, nhân viên Đại sứ quán và cộng đồng người Việt Nam tại Qatar
3 giờ trước Sự kiện
Tối 30.10, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Phu nhân, cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã gặp gỡ cán bộ Đại sứ quán và đại diện cộng đồng người Việt Nam tại Qatar.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Việt Nam tham gia 3 hiệp định thương mại quan trọng trong năm đại dịch