Trong các văn bản đề xuất và công văn chấp thuận của Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải khi đó, không đoạn nào nói đến việc gia cố, trải nhựa... 26,5km mặt đường quốc lộ 1A, mà chỉ đề cập đến 12km tuyến tránh. Vậy mà khi khởi công, dự án đã có thêm việc trải nhựa 26,5km quốc lộ 1A, để có cớ thu phí!

Vụ BOT Cai Lậy: Trải nhựa 26,5 km chỉ để 'hợp thức hoá' trạm thu phí?

Văn Vĩnh | 15/08/2017, 17:59

Trong các văn bản đề xuất và công văn chấp thuận của Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải khi đó, không đoạn nào nói đến việc gia cố, trải nhựa... 26,5km mặt đường quốc lộ 1A, mà chỉ đề cập đến 12km tuyến tránh. Vậy mà khi khởi công, dự án đã có thêm việc trải nhựa 26,5km quốc lộ 1A, để có cớ thu phí!

Ban đầu, vào ngày 19.9.2013, ông Nguyễn Văn Thể, khi đó là Thứ trưởng Bộ GTVT ký quyết định số 2852/QĐ-BGTVT, công bố danh mục dự án đầu tư tuyến tránh quốc lộ 1 đoạn qua thị trấn Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang theo hình thức hợp đồng BOT.

Quyết định công bố danh mục dự án đầu tư của Bộ GTVT

Theo quyết định này: “Mục tiêu của dự án nhằm đáp ứng nhu cầu vận tải ngày càng tăng cao, giảm ùn tắc và tai nạn giao thông trên quốc lộ 1 qua thị trấn Cai Lậy. Đồng thời phục vụ phát triển kinh tế xã hội... Chiều dài tuyến tránh khoảng 12km, 2 làn xe, tổng đầu tư dự kiến 1.700 tỉ đồng”.

Sau đó vào ngày 20.9.2013, Bộ GTVT có công văn số 9947/BGTVT-ĐTCT gửi đến Văn phòng Thủ tướng Chính phủ, xin chủ trương thực hiện dự án này.

Vàongày 18.10.2013, Bộ KHĐT có công văn số 8062/BKHĐT-KCHTĐT, gửi Văn phòng Chính phủ, nội dung: “Quốc lộ 1 đoạn qua thị trấn Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang (Km1987+528 - Km 1998+665) hiện có quy mô 4 làn xe cơ giới, 2 làn xe thô sơ... Năm 2009, Bộ GTVT đã tiến hành lập dự án đầu tư tuyến tránh quốc lộ 1 đoạn qua thị trấn Cai Lậy nhưng chưa triển khai thực hiện do chưa bố trí được nguồn vốn.

Hiện nay, nguồn ngân sách nhà nước dành cho đầu tư phát triển rất khó khăn (trong đó có đầu tư cho các dự án ngành giao thông vận tải). Nhằm thu hút các nguồn lực ngoài ngân sách nhà nước để đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông vận tải, Bộ KHĐT thống nhất với Bộ GTVT về việc kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương triển khai tuyến tránh quốc lộ 1 đoạn qua thị trấn Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang theo hình thức BOT”.

Công văn của Bộ KHĐT

Ngày 11.11.2013, Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải ký công văn số 1908/TTg-KTN: “Xét đề nghị của Bộ GTVT (công văn số 9947/BGTVT-ĐTCT ngày 20.9.2013), ý kiến Bộ KHĐT (công văn số 8062/BKHĐT-KCHTĐT ngày 18.10.2013), về việc đầu tư tuyến tránh quốc lộ 1 đoạn qua thị trấn Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang theo hình thức hợp đồng BOT, Thủ tướng Chính phủ có ý kiến như sau:

Đồng ý chủ trương đầu tư dự án xây dựng tuyến tránh quốc lộ 1 đoạn qua thị trấn Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang theo hình thức hợp đồng BOT. Bộ GTVT lưu ý các ý kiến của Bộ Tài chính, Bộ KHĐT tại các công văn nêu trên, chỉ đạo tổ chức thực hiện dự án theo quy định hiện hành”.

Công văn chấp thuận chủ trương đầu tư của Phó thủ tướng ký

Như vậy, rõ ràng trong các văn bản nêu trên, hoàn toàn không đề cập gì đến chuyện gia cố, trải thảm nhựa 26,5km quốc lộ 1. Bản thânquyết định công bố ban đầu của Bộ GTVT cũng ghi rõ đầu tư khoảng 12km tuyến tránh thị xã với số vốn dự kiến 1.700 tỉ đồng. Sau đó, Bộ GTVT đã chính thức phê duyệt dự án này tại Quyết định số 4173/QĐ-BGTVT ngày 19.12.2013!.

Thế nhưng, không rõ lý do vì saomà đến ngày khởi công - 20.2.2014, dự án này ngoài đầu tư xây dựng 12,02km tuyến tránh như hồ sơ ban đầu, bất ngờ đã tăng thêm khối lượnglà phần tăng cường quốc lộ 1 một đoạn 26,5km. Tuy nhiên, điều đáng lưu ý ở đâylà vốn đầu tư lại giảm chỉ còn trên 1.300 tỉ đồng, thay vì khoảng 1.700 tỉ đồng cho 12,02km tuyến tránh trước đây!

Tăng cường quốc lộ 1 là gì? Đó là: về cơ bản giữ nguyên nền đường. Mặt đường sẽ cải tạo, tăng cường đảm bảo cấp cao A1. Tận dụng công trình thoát nước 2 bên tuyến và có bổ sung rãnh thoát nước dọc ở đoạn qua khu đông dân cư, kết hợp sửa chữa nhỏ, nạo vét khơi thông dòng chảy đảmbảo an toàn khai thác. Cơ bản là chỉ có vậy!

Tuy nhiên, cũng chỉ nhờ vậymà chủ đầu tư sau đó đã xinphép được cơ quan chức năng chặn ngang quốc lộ 1 để thu phí! Theo tiến sĩ Phạm Sanh, chuyên gia giao thông, sửa chữa quốc lộ 1 là 'chiêu' để nhà đầu tư hợp thức hóa vị trí đặt trạm. Quy định hiện hành không cho phép đặt trạm trên tuyến đường sẵn có như quốc lộ 1, nên vị trí đặt trạm như hiện nay là sai luật!

Ngày khởi công, chủ đầu tư theo công bố là Liên danh Công ty CPPhát triển đường cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu (BVEC) và Công ty CPĐầu tư, Thương mại và Xây dựng giao thông 1 (TRICO). 2 tháng sau,Công ty TNHH Đầu tư quốc lộ 1 Tiền Giang được thành lậpđể quản lý dự án này.

Cho tới thời điểm này, dư luận đang đặt nhiều câu hỏi về tính minh bạch củadự án. Ví dụ cụ thể, theo báo cáo của Công ty CP Đầu tư quốc lộ 1 Tiền Giang thìtuyến tránh Cai Lậy phải xây mới đến 7 chiếc cầu nhưng thực tế qua kiểm tra của PV, chỉ có 5 chiếc cầu được xây trên tuyến tránh này, một kết quả thật đáng kinh ngạc!

Thanh Hồ
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư Tô Lâm: Tạo bước đột phá mang tính cách mạng về tổ chức bộ máy
2 giờ trước Theo dòng thời sự
Tổng Bí thư Tô Lâm cho biết cán bộ đảng viên và nhân dân, trong đó có cả các nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước đều đồng thuận ủng hộ mạnh mẽ và mong muốn tạo bước đột phá mang tính cách mạng về tổ chức bộ máy đáp ứng yêu cầu thực tiễn.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Vụ BOT Cai Lậy: Trải nhựa 26,5 km chỉ để 'hợp thức hoá' trạm thu phí?