Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) hôm 13.8 cho biết đang thành lập một nhóm mới để truy tìm nguồn gốc COVID-19, tìm cách chấm dứt cái gọi là "chấm điểm chính trị" đã cản trở các cuộc điều tra.
WHO lập nhóm mới tìm nguồn gốc COVID-19 sau khi đề nghị Trung Quốc chia sẻ dữ liệu thô, Mỹ hoan nghênh
Sơn Vân|13/08/2021, 21:45
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) hôm 13.8 cho biết đang thành lập một nhóm mới để truy tìm nguồn gốc COVID-19, tìm cách chấm dứt cái gọi là "chấm điểm chính trị" đã cản trở các cuộc điều tra.
Việc WHO không thể nói vi rút bắt đầu lây lan từ đâu và như thế nào đã làm gia tăng căng thẳng giữa các thành viên, đặc biệt là giữa Trung Quốc (nơi các ca mắc COVID-19 lần đầu tiên được xác định ở thành phố Vũ Hán vào cuối năm 2019) với Mỹ.
WHO kêu gọi tất cả các chính phủ hợp tác để đẩy nhanh các nghiên cứu về nguồn gốc đại dịch COVID-19 và "phi chính trị hóa tình hình".
WHO chỉ rõ rằng một nhóm cố vấn mới được gọi là Nhóm cố vấn khoa học quốc tế về nguồn gốc của lý thuyết mầm bệnh sẽ hỗ trợ "việc tiến hành nhanh chóng" các nghiên cứu sâu hơn.
"Chúng ta nên làm việc cùng nhau. Bạn, tôi, tất cả mọi người đều muốn biết nguồn gốc của đại dịch tồi tệ nhất trong một thế kỷ", người phát ngôn của WHO, Fadela Chaib, cho biết tại cuộc họp giao ban của Liên Hợp Quốc hôm 13.8.
Mỹ hôm 13.8 hoan nghênh kế hoạch của WHO, lưu ý "sự nhấn mạnh vào các nghiên cứu dựa trên cơ sở khoa học và các nỗ lực dựa trên dữ liệu nhằm tìm ra nguồn gốc của đại dịch này để chúng ta có thể phát hiện, ngăn chặn và đối phó tốt hơn với các đợt bùng phát dịch bệnh trong tương lai".
Tổng thống Joe Biden cuối tháng 5 đã ra lệnh cho các trợ lý tìm câu trả lời về nguồn gốc COVID-19 và báo cáo lại sau 90 ngày, lưu ý rằng các nhà quan sát phương Tây vẫn chưa được cấp quyền truy cập vào các phòng thí nghiệm quan trọng để xác định xem "liệu đó có phải là một thử nghiệm trở nên tồi tệ hay không".
Trong báo cáo cuối cùng, được viết chung với các nhà khoa học Trung Quốc, một nhóm do WHO đứng đầu dành 4 tuần ở và xung quanh thành phố Vũ Hán vào tháng 1 và tháng 2 nói rằng vi rút có thể đã được truyền từ dơi sang người qua một loài động vật khác. WHO nói rằng vụ rò rỉ coronavirus từ một phòng thí nghiệm là "cực kỳ khó xảy ra".
Tuy nhiên, trong bộ phim tài liệu được phát sóng tại quê hương Đan Mạch hôm 12.8, Trưởng phái bộ WHO - Peter Ben Embarek nói rằng giả thuyết phòng thí nghiệm xứng đáng được nghiên cứu thêm.
Một quan chức của WHO nói rằng tuyên bố của họ về việc thúc đẩy nghiên cứu nguồn gốc COVID-19 không liên quan đến những nhận xét đó, lưu ý rằng cuộc phỏng vấn Ben Embarek đã được quay vài tháng trước.
Hôm 15.7, Tổng giám đốc WHO - Tedros Adhanom Ghebreyesus đã tham gia kêu gọi Trung Quốc hợp tác toàn diện hơn với cuộc điều tra nguồn gốc COVID-19 thứ hai. Ông cho biết cuộc điều tra đầu tiên đã bị cản trở do thiếu dữ liệu thô vào những ngày đầu của đại dịch.
"Chúng tôi yêu cầu Trung Quốc minh bạch và cởi mở và hợp tác. Chúng tôi nợ hàng triệu người phải chịu đựng và hàng triệu người chết để biết điều gì đã xảy ra", ông Tedros Adhanom Ghebreyesus nói trong một cuộc họp báo.
Ngày 12.8, WHO đã kêu gọi Trung Quốc chia sẻ dữ liệu thô từ các ca COVID-19 ban đầu để tiếp tục cuộc điều tra về nguồn gốc đại dịch.
WHO nhấn mạnh việc phát hiện ra nguồn gốc của đại dịch đã giết chết ít nhất 4,3 triệu người đến nay và tàn phá nền kinh tế toàn cầu là “cực kỳ quan trọng” kể từ khi ca mắc COVID-19 đầu tiên được phát hiện Vũ Hán.
WHO kêu gọi Trung Quốc cung cấp “tất cả dữ liệu và quyền truy cập cần thiết để có thể bắt đầu loạt nghiên cứu tiếp theo càng sớm càng tốt”.
Ngày 13.8, truyền thông nhà nước dẫn lời Thứ trưởng Ngoại giao nước này cho biết Trung Quốc chưa bao giờ từ chối hợp tác truy tìm nguồn gốc COVID-19. Điều này trái ngược với phát ngôn hôm 22.7 của ông Tăng Ích Tân, Phó chủ nhiệm Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc.
Hôm 22.7, ông Tăng Ích Tân nói trong một cuộc họp báo tại Bắc Kinh rằng ông ngạc nhiên khi thấy “rò rỉ vi rút từ phòng thí nghiệm” được liệt kê là một mục tiêu nghiên cứu trong giai đoạn hai cuộc điều tra.
Ông Tăng Ích Tân nói: "Ở một số khía cạnh, kế hoạch điều tra nguồn gốc COVID-19 của WHO trong giai đoạn tiếp theo không tôn trọng lẽ phải và trái với khoa học. Chúng tôi không thể chấp nhận một kế hoạch như vậy".
Tăng Ích Tân cũng xuất hiện để trả lời các tuyên bố của Bộ Ngoại giao Mỹ rằng một số lao động tại Viện Vi rút học Vũ Hán đã bị bệnh ngay trước khi các trường hợp đầu tiên mắc COVID-19 đầu tiên được ghi nhận, nói rằng "không có lao động hoặc nhà nghiên cứu nào tại Viện Vi rút học Vũ Hán nào nhiễm coronavirus".
Bất chấp báo cáo đầu tiên của WHO từ Vũ Hán kết luận rằng COVID-19 có khả năng lây truyền sang người từ động vật, cơ quan Liên Hợp Quốc này hiện cho biết nỗ lực loại trừ giả thuyết vi rút này thoát khỏi phòng thí nghiệm của chính phủ Trung Quốc là "quá sớm".
Bình luận của bạn đã được gửi và sẽ hiển thị sau khi được duyệt bởi ban biên tập.
Ban biên tập giữ quyền biên tập nội dung bình luận để phù hợp với qui định nội dung của Báo.
Chiều 25.11, tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Giáo sư, Tiến sĩ Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam trực tiếp trao đổi chuyên đề “Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”.
Việc đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục, phổ biến chính sách, pháp luật liên quan đến bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng là một trong những nhóm giải pháp, nhiệm vụ quan trọng tại Chỉ thị 30 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng và trách nhiệm quản lý của Nhà nước đối với công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
Kem dưỡng trắng da, chống nắng SPF 30 (nhãn hàng: SH Today Hải Dương Cosmetics) được xác định không đạt chất lượng. Đây là mỹ phẩm do Công ty TNHH sản xuất thương mại mỹ phẩm Hải Dương (TP.HCM) sản xuất và phân phối.
Người bào chữa cho rằng ông Lê Đức Thọ nhận tiền nhưng không can thiệp trái pháp luật, cũng không yêu cầu, không gợi ý hay ép buộc Giám đốc Xuyên Việt Oil đưa tiền.
"Thích nghi chủ động sẽ là yếu tố sống còn để Việt Nam duy trì tính cạnh tranh", đó là nhận định của ông Marc Townsend, Cố vấn cấp cao của Arcadia Consulting (Singapore), giữa bối cảnh kinh tế Việt Nam đang phải đối mặt với hàng loạt thách thức, cũng như sự chuyển dịch sâu sắc.
Chiều 25.11, tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Giáo sư, Tiến sĩ Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam trực tiếp trao đổi chuyên đề “Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”.
Thanh tra Chính phủ vừa có thông báo kết luận thanh tra việc tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước, việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất từ đất sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp cổ phần hóa sang kinh doanh đất, xây dựng nhà ở giai đoạn 2011 - 2021 tại Bộ Giao thông vận tải.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký Công điện số 119/CĐ-TTg ngày 25.11.2024 yêu cầu một số bộ liên quan và các địa phương tiếp tục đẩy mạnh công tác quản lý nhà nước về thương mại điện tử.
Jensen Huang, Giám đốc điều hành Nvidia, cho biết trí tuệ nhân tạo (AI) ngày nay không cung cấp những câu trả lời tốt nhất và vẫn còn nhiều năm nữa mới xuất hiện một AI mà chúng ta có thể "hoàn toàn tin tưởng".