NCSC đã thống kê được 11 website lừa đảo, tấn công người dùng mạng ở Việt Nam.

Cảnh báo 11 website lừa đảo, tấn công người dùng internet Việt Nam

Thu Anh | 13/08/2021, 17:21

NCSC đã thống kê được 11 website lừa đảo, tấn công người dùng mạng ở Việt Nam.

Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia (NCSC) thuộc Cục An toàn thông tin (Bộ TT-TT) đã có cảnh báo tình hình giám sát an toàn, an ninh mạng Việt Nam tuần qua.

Theo thông tin từ Trung tâm NCSC, trong tuần qua có 52 phản ánh trường hợp lừa đảo do người dùng internet Việt Nam thông báo về trung tâm qua hệ thống tại địa chỉ https://canhbao.ncsc.gov.vn.

Qua kiểm tra, phân tích, các chuyên gia của NCSC thấy rằng có nhiều trường hợp như lừa đảo giả mạo website của ngân hàng, lừa đảo liên quan đến COVID…

Cụ thể, phía NCSC đã thống kê được 11 website lừa đảo, trong đó có www.ibidv.vip, http://www.ebidv.vip (giả mạo website của Ngân hàng BIDV); h5.766876.com (lừa đảo nạp tiền); http://ibankingshopee.vn (lừa đảo tài khoản ngân hàng thông qua tin nhắn trên app shopee)…

Ngoài ra, người dùng cũng nên cẩn thận trước các website như http://dichvumxh247.com (lừa đảo cung cấp dịch vụ tăng người theo dõi Facebook); http://vikin.org.vn (lừa đảo mua hàng trực tuyến); http://7879898.com (thu hút người dùng nạp tiền vào tài khoản để đặt mua hàng trên sàn ảo)…

canh-bao-11-website-lua-dao-tan-cong-nguoi-dung-viet-nam.jpg
Người dùng nên cẩn trọng trước những website không rõ nguồn gốc - Ảnh: Internet

Tuần qua, NCSC cũng thông tin về việc Google phát hành bản vá cho các lỗ hổng bảo mật có mức ảnh hưởng cao và nghiêm trọng trong hệ điều hành Android.

Cụ thể, trong tuần qua, Google đã công bố phát hành các bản cập nhật mới cho Android để xử lý, vá cho hơn 30 lỗi bảo mật khiến người dùng di động phải đối mặt với hàng loạt cuộc tấn công độc hại. Nổi bật trong số đó là lỗ hổng bảo mật CEV-2021-0519 trong Media framework cho phép kẻ tấn công nâng cao đặc quyền trên thiết bị Android 8.1 và 9, hoặc thu thập thông tin trên Android 10 và 11.

Ngoài ra, các chuyên gia của NCSC cũng cảnh báo về chiến dịch tấn công APT của nhóm tấn công APT DeadRinger nhằm mục tiêu đến các công ty viễn thông ở Đông Nam Á.

Gần đây, 3 chiến dịch gián điệp mạng đã được phát hiện. Theo các nhà nghiên cứu bảo mật, kẻ tấn công đã xâm nhập các nhà cung cấp tập trung, nhằm mục tiêu vào mạng lưới các công ty viễn thông lớn tại các nước Đông Nam Á. Mục tiêu của các chiến dịch tấn công là nhằm vào các công ty viễn thông để tạo điều kiện cho hoạt động gián điệp mạng, chúng sẽ thu thập thông tin quan trọng để nhắm vào các tài sản lớn của các công ty.

Theo thống kê nguy cơ, các cuộc tấn công mạng Việt Nam tuần qua, trong tuần có 305 trường hợp tấn công vào trang/cổng thông tin điện tử của Việt Nam. Trong đó, có 22 trường hợp tấn công thay đổi giao diện, 75 trường hợp tấn công lừa đảo, 208 trường hợp tấn công cài cắm mã độc.

Bài liên quan
Bí quyết phòng tránh các chiêu trò lừa đảo liên quan tài chính, ngân hàng
Các hình thức lừa đảo chủ yếu là qua thư điện tử (email), tin nhắn điện thoại (SMS), cuộc gọi điện thoại, qua trang mạng (website) giả mạo…

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
ĐBSCL khát khô giữa mùa hạn – Bài 4: Giải pháp bền vững
10 giờ trước Bảo vệ môi trường
Để ứng phó với tình trạng thiếu nước sạch sinh hoạt trong mùa khô, nhiều tỉnh thành vùng ĐBSCL đã đưa ra nhiều giải pháp. Tuy nhiên, để thực hiện đồng bộ, hiệu quả, các địa phương cần nguồn vốn đầu tư lớn.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Cảnh báo 11 website lừa đảo, tấn công người dùng internet Việt Nam