Hãng tin Deutsche Welle cho biết, Nam Sudan, Chad và Ai Cập đều phụ thuộc vào sự ổn định ở nước láng giềng Sudan, vì lý do kinh tế, nhân đạo lẫn an ninh.

Xung đột kéo dài ở Sudan khiến các nước láng giềng lo lắng

Cẩm Bình | 23/04/2023, 14:21

Hãng tin Deutsche Welle cho biết, Nam Sudan, Chad và Ai Cập đều phụ thuộc vào sự ổn định ở nước láng giềng Sudan, vì lý do kinh tế, nhân đạo lẫn an ninh.

Theo nhà sáng lập Tổ chức nhân đạo Sudan and South Sudan Forum Marina Peter: “Sudan là trung tâm của nhiều cuộc khủng hoảng thường trực kéo dài, thường xuyên xảy ra xung đột vũ trang. Khi xung đột nổ ra thì Ai Cập, Libya, Chad, Cộng hòa Trung Phi, Nam Sudan, Ethiopia, Eritrea hoặc nhìn qua Biển Đỏ là Ả Rập Saudi cũng bị ảnh hưởng”.

Tuần qua, Sudan chìm trong bạo lực khi hai vị tướng hàng đầu tranh giành quyền lực. Khu vực vì vậy mà cũng đối mặt với nguy cơ bất ổn.

1200x-1.jpg

Nam Sudan lo lắng nguồn thu từ dầu mỏ

Bà Peter cho biết, tất cả quốc gia trong khu vực đều phụ thuộc vào mối quan hệ tốt đẹp với Sudan, đặc biệt là Nam Sudan mới tuyên bố độc lập năm 2011. Quốc gia non trẻ này đang bị nội chiến giữa các nhóm sắc tộc khiến hàng trăm nghìn người thiệt mạng.

Hàng triệu người Nam Sudan đã phải rời bỏ nhà cửa. Nhà nghiên cứu châu Phi và Trung Đông Gerrit Kurtz (Viện nghiên cứu Các vấn đề An ninh - Quốc tế Đức) cho biết: “Nhiều người dân Nam Sudan và Sudan đang sinh sống ở quốc gia của nhau. Hai nước tất nhiên có quan hệ chính trị - kinh tế chặt chẽ”.

Nam Sudan cần ngoại tệ từ xuất khẩu dầu thô – chiếm khoảng 95% nguồn thu công. Đường ống dẫn dầu chạy qua Sudan đến Biển Đỏ, vì vậy, Chính phủ Nam Sudan rất quan tâm đến việc giữ cho tuyến vận chuyển được duy trì.

Khủng hoảng nhân đạo tại Chad

Đầu tuần qua, quân đội Chad thông báo tước vũ khí của 320 binh sĩ bán quân sự Sudan chạy sang. Nhưng thành phần vượt biên chủ yếu là dân thường.

Bộ trưởng Truyền thông Chad Aziz Mahamat Saleh tuyên bố đất nước có truyền thống hiếu khách nên không thể đóng cửa biên giới: “Chúng tôi kêu gọi các đối tác quốc tế hỗ trợ chúng tôi trong cuộc khủng hoảng nhân đạo cận kề này”.

Chad hiện đã đón hơn 500.000 người tị nạn. Ông lo ngại xung đột tại Sudan kéo dài sẽ tác động dài hạn đến thương mại song phương.

Ai Cập lo lắng gì?

Ai Cập cũng có quan hệ lịch sử lâu dài với Sudan, không chỉ với tư cách đối tác thương mại. Trong thời đại Pharaon, Sudan là một phần của Ai Cập và tự gọi mình là Nubia. Người Nubia từng cai trị Ai Cập một khoảng thời gian ngắn, sau đó cả hai đều bị thực dân Anh thống trị.

Nhà nghiên cứu Kurtz cho biết, hai nước có nền văn hóa tương đồng, giới lãnh đạo Sudan rất thân thiết với Ai Cập: “Nhiều người học ở Ai Cập, lực lượng vũ trang được huấn luyện thường xuyên tại nước láng giềng”.

Khi xung đột gần đây nổ ra, hơn 100 binh sĩ không quân Ai Cập đang ở Sudan thực hiện nhiệm vụ huấn luyện lập tức bay về nước.

Chế độ quân sự Ai Cập có xu hướng xem chính phủ quân sự Sudan là đồng minh, theo nhà nghiên cứu Kurtz.

Một yếu tố nữa là căng thẳng liên quan đến xây đập thủy điện tại thượng nguồn sông Nile giữa Ai Cập với Ethiopia. Nhà nghiên cứu Kurtz nhận định, Ai Cập muốn lôi kéo Sudan về phía mình.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư trao đổi chuyên đề 'Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam'
1 giờ trước Sự kiện
Chiều 25.11, tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Giáo sư, Tiến sĩ Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam trực tiếp trao đổi chuyên đề “Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Xung đột kéo dài ở Sudan khiến các nước láng giềng lo lắng