Căng thẳng Ấn - Trung gây ảnh hưởng đến một số doanh nghiệp công nghệ Đài Loan và cản trở chương trình thu hút đầu tư vào sản xuất hàng điện tử do chính giới chức New Delhi khởi xướng.

Ấn Độ hạn chế cấp thị thực cho người lao động Trung Quốc

Cẩm Bình | 19/02/2021, 11:52

Căng thẳng Ấn - Trung gây ảnh hưởng đến một số doanh nghiệp công nghệ Đài Loan và cản trở chương trình thu hút đầu tư vào sản xuất hàng điện tử do chính giới chức New Delhi khởi xướng.

Trang Bloomberg dẫn nguồn thạo tin tiết lộ Ấn Độ rất chậm cấp thị thực cho kỹ sư Trung Quốc - những người sang giúp doanh nghiệp Đài Loan xây nhà xưởng tại quốc gia Nam Á này. Động thái ấy có thể làm trì hoãn kế hoạch tăng cường năng lực sản xuất của Ấn Độ cũng như ngăn cản giới đầu tư nước ngoài đến tìm kiếm cơ hội.

Ấn Độ là một trong những điểm đến lý tưởng cho doanh nghiệp muốn đa dạng hóa chuỗi cung ứng. Năm ngoái hàng loạt công ty như Foxconn - đối tác sản xuất lớn nhất của Apple, Pegatron, Wistron… cam kết chi 1,5 tỉ USD xây dựng nhà xưởng tại Ấn Độ sau khi giới chức New Delhi cung cấp ưu đãi đặc biệt.

nz_nwistron_190255.jpg
Nhà xưởng tại Ấn Độ của nhà sản xuất linh kiện điện tử Wistron - Ảnh: Straits Times

Trong bối cảnh căng thẳng với Trung Quốc xung quanh vấn đề biên giới gia tăng, giới chức New Delhi ban hành nhiều biện pháp hạn chế cứng rắn như chặn ứng dụng Trung Quốc, chậm phê duyệt đầu tư từ Trung Quốc, kiểm soát việc cấp thị thực cho doanh nhân, học giả, chuyên gia công nghiệp, nhóm vận động cho Trung Quốc – gián tiếp ảnh hưởng nỗ lực thu hút đầu tư mà Ấn Độ đang theo đuổi.

Theo Chủ tịch Hiệp hội Điện tử và Di động Ấn Độ Pankaj Mohindroo: “Thị thực là nguồn lực quan trọng giúp mở rộng sản xuất trong nước. Chính quyền cần cân bằng giữa chính sách hiện hành với nhu cầu nhân sự kỹ thuật ngắn hạn phục vụ hoạt động xây nhà xưởng. Chúng tôi hy vọng mọi chuyện sớm được giải quyết”.

Nguồn tin của Bloomberg cho biết không chỉ chậm cấp thị thực, giới chức New Delhi còn lưu ý rằng họ chỉ cấp thị thực làm việc (employment visa) thay vì thị thực làm ăn (business visa) cho người lao động sang xây nhà xưởng.

Hồ sơ xin thị thực làm việc cần có nhiều giấy tờ và sự kiểm tra lý lịch bởi Bộ Nội vụ Ấn Độ hơn, qua đó làm tăng thời gian xét duyệt cũng như nguy cơ không xin được.

Các công ty cũng ngần ngại xin giấy phép lao động vì làm vậy tăng chi phí, dẫn đến việc đánh thuế hai lần lên kỹ sư và kỹ thuật viên.

Bị dịch bệnh gây thiệt hại nặng nề, Ấn Độ đang chịu áp lực phải thúc đẩy tăng trưởng nhằm giải cứu nền kinh tế, đem lại việc làm cho số lượng người lao động thất nghiệp khổng lồ. Vì vậy chương trình thu hút đầu tư vào sản xuất hàng điện tử có vai trò rất quan trọng.

Bài liên quan
Ấn Độ dùng AI kiểm soát nguy cơ giẫm đạp tại sự kiện đông người nhất thế giới
Hãng AFP cho biết với mong muốn rũ bỏ tiếng xấu kiểm soát đám đông yếu kém tại các sự kiện tôn giáo quy mô lớn, đơn vị tổ chức lễ Kumbh Mela - sự kiện đông người nhất thế giới - dùng đến trí tuệ nhân tạo (AI) nhằm cố gắng ngăn chặn tình trạng giẫm đạp xảy ra.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư Tô Lâm: Công an phải thật sự trở thành 'điểm tựa bình yên của nhân dân'
4 giờ trước Theo dòng thời sự
Tối qua 18.1, tại nhà hát Hồ Gươm (Hà Nội), Tổng Bí thư Tô Lâm đã dự chương trình giao lưu nghệ thuật chính luận “Sống trong lòng dân”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Ấn Độ hạn chế cấp thị thực cho người lao động Trung Quốc