Một tòa án Pháp hôm 6.10 đã hạ đáng kể mức phạt Apple vì cáo buộc có hành vi chống cạnh tranh xuống 372 triệu euro (366,31 triệu USD) từ 1,1 tỉ euro trước đó.

Apple được giảm tiền phạt chống độc quyền từ 1,1 tỉ euro còn 372 triệu euro

Sơn Vân | 06/10/2022, 22:32

Một tòa án Pháp hôm 6.10 đã hạ đáng kể mức phạt Apple vì cáo buộc có hành vi chống cạnh tranh xuống 372 triệu euro (366,31 triệu USD) từ 1,1 tỉ euro trước đó.

Một nguồn tin am hiểu về vấn đề này nói với hãng tin Reuters.

Mức phạt ban đầu đã được cơ quan giám sát chống độc quyền của Pháp đưa ra vào năm 2020 với hành vi mà họ mô tả là chống cạnh tranh của Apple với mạng lưới phân phối và bán lẻ của họ.

Vào thời điểm đó, đây là khoản tiền phạt lớn nhất mà cơ quan quản lý chống độc quyền áp dụng, cho biết Apple đã áp giá với các đại lý bán lẻ cao cấp để giá phù hợp với công ty tại các cửa hàng của chính họ hoặc trên internet.

Nguồn tin cho biết, tòa phúc thẩm Paris đã hạ mức phạt vì quyết định bỏ một trong ba tội danh chính, liên quan đến cáo buộc ép giá. Tòa án cũng quyết định giảm đáng kể tỷ lệ được áp dụng để tính toán tiền phạt tổng thể.

Cơ quan chống độc quyền Pháp đã sử dụng một tỷ lệ cao vào năm 2020 do quy mô và sức mạnh tài chính của Apple.

Đã kháng cáo với khoản tiền phạt ban đầu, Apple không đưa ra bình luận ngay lập tức.

apple-duoc-giam-tien-phat-chong-doc-quyen-tu-11-ti-usd-con-372-trieu-euro.jpg
Tòa án Pháp giảm tiền phạt chống độc quyền với Apple từ 1,1 tỉ euro còn 372 triệu euro

Năm 2021, Cơ quan chống độc quyền Ý đã phạt Apple và Amazon tổng cộng hơn 200 triệu euro với lý do 2 doanh nghiệp này hợp tác chống cạnh tranh trong việc bán các sản phẩm của Apple và Beats.

Song theo tài liệu ngày 3.10 vừa qua, một tòa án hành chính ở Ý đã hủy bỏ án phạt do cơ quan chống độc quyền của nước này đưa ra với Apple và Amazon về cáo buộc thông đồng.

Đầu năm nay, khoản tiền phạt đã giảm xuống còn tổng cộng là 173,3 triệu euro do lỗi tính toán.

Amazon ra tuyên bố cho biết hoan nghênh quyết định của tòa án trên.

Hôm 19.7, Cơ quan chống độc quyền Liên bang Nga (FAS) cho biết sẽ phạt Apple vì vi phạm luật chống độc quyền và lạm dụng vị trí thống lĩnh trên thị trường cửa hàng ứng dụng.

Cơ quan chống độc quyền Liên bang Nga sẽ thu tiền phạt dựa trên doanh thu với Apple và số tiền phạt sẽ được xác định trong quá trình điều tra hành chính.

Nga từ lâu đã để ý các nền tảng công nghệ nước ngoài gây sức ảnh hưởng trên thị trường Nga.

Trong một tuyên bố, Cơ quan chống độc quyền Liên bang Nga chỉ ra Apple đã lạm dụng vị thế thống trị trên thị trường phân phối ứng dụng iOS. Apple cấm nhà phát triển ứng dụng iOS thông báo cho người dùng về khả năng thanh toán bên ngoài App Store hay dùng phương pháp thay thế.

Nga đã phạt hàng loạt doanh nghiệp phương Tây do vi phạm quy định internet. Các quy định này bao gồm lưu trữ dữ liệu trên máy chủ đặt tại Nga, xóa nội dung theo yêu cầu của nhà quản lý và mở văn phòng trong nước.

Ủy ban châu Âu cũng cáo buộc Apple vì “hệ sinh thái khép kín”.

Ban đầu Nga chỉ đưa ra mức phạt các công ty số tiền hàng chục hoặc hàng trăm ngàn USD, nhưng sau đó đang gia tăng đáng kể các hình phạt tài chính.

Hôm 18.7, Nga đã phạt Google 370 triệu USD vì lý do nhiều lần từ chối xóa nội dung.

Hôm 27.4.2021, Cơ quan Chống độc quyền Liên bang Nga phạt Apple 12 triệu USD vì lạm dụng vị thế độc quyền của chợ ứng dụng App Store.

Theo cáo buộc, Apple đã lạm dụng vị thế độc tôn của App Store để phân phối các ứng dụng theo ý riêng, cũng như "hạn chế cạnh tranh trên thị trường ứng dụng di động" khi tự ý từ chối các ứng dụng bên thứ ba. Cơ quan Chống độc quyền Liên bang Nga cho rằng điều này đã vi phạm luật chống độc quyền của Nga và phạt Apple 906,3 triệu rúp (12,1 triệu USD).

Cơ quan Chống độc quyền Liên bang Nga bắt đầu điều tra Apple từ năm 2018 sau khi nhận được khiếu nại từ công ty an ninh mạng Kaspersky Lab. Khi đó, Kaspersky Lab đã đưa ứng dụng Safe Kids với tính năng bảo vệ trẻ em khỏi các nguy cơ tấn công mạng lên App Store, nhưng bị Apple từ chối.

Tháng 8.2020, Cơ quan Chống độc quyền Liên bang Nga xác định Apple đã lạm dụng vị thế thống trị của mình để được quyền "sinh sát" các ứng dụng trên App Store. Cơ quan này yêu cầu công ty Mỹ phải xóa bỏ điều khoản cho phép họ có quyền từ chối các ứng dụng của bên thứ ba khỏi App Store.

Thời gian qua, nhiều hãng công nghệ lớn như Apple, Facebook, Google và Twitter đang bị lọt vào tầm ngắm của các cơ quan quản lý Nga.

Bài liên quan
Xuất khẩu iPhone từ Ấn Độ đạt 1 tỉ USD trong 5 tháng, Apple có dễ thoát phụ thuộc Trung Quốc?
Hôm 4.10, tờ Bloomberg đưa tin xuất khẩu iPhone của Apple từ Ấn Độ đã vượt 1 tỉ USD trong 5 tháng kể từ tháng 4.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tìm giải pháp đảm bảo an ninh nguồn nước vùng đồng bằng sông Cửu Long
1 giờ trước Bảo vệ môi trường
Ngày 26.4, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Trường Đại học Cần Thơ và báo Tuổi Trẻ phối hợp tổ chức hội thảo với chủ đề "Giải pháp về nguồn nước vùng đồng bằng sông Cửu Long".
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Apple được giảm tiền phạt chống độc quyền từ 1,1 tỉ euro còn 372 triệu euro