California mới đây đã trở thành bang đầu tiên kiện chính quyền Tổng thống Donald Trump về quy định mới đối với sinh viên quốc tế. Trong khi đó nhiều trường đại học Mỹ cũng đâm đơn kiện để bảo vệ hơn một triệu du học sinh trước nguy cơ bị trục xuất.

Bang California cùng nhiều ĐH Mỹ kiện chính quyền Trump về chính sách du học

10/07/2020, 15:56

California mới đây đã trở thành bang đầu tiên kiện chính quyền Tổng thống Donald Trump về quy định mới đối với sinh viên quốc tế. Trong khi đó nhiều trường đại học Mỹ cũng đâm đơn kiện để bảo vệ hơn một triệu du học sinh trước nguy cơ bị trục xuất.

Tổng thống Mỹ Donald Trump - Ảnh: Internet

Tổng chưởng lý bang California Xavier Becerra hôm 9.7 cho biết bang này đang chuẩn bị nộp đơn kiện chính quyền ông Trump về chính sách buộc sinh viên nước ngoài về nước khi trường của họ chuyển sang dạy trực tuyến hoàn toàn. Theo đó, vụ kiện được đệ trình lên Tòa án quận Bắc California (Mỹ) nhằm tìm kiếm một lệnh cấm sơ bộ chống lại việc thi hành chính sách thị thực mới đối với sinh viên quốc tế.

Phát biểu trong cuộc họp trực tuyến có sự tham gia của các trường cao đẳng cộng đồng California và hệ thống đại học bang California (CSU), ông Becerra nói: “Chính sách này của chính quyền ông Trump biến các trường đại học thành điểm nóng dịch bệnh. Chính sách này là trái luật, nguy hiểm và đáng trách về mặt đạo lý”.

Ông Becerra cũng cho biết CSU, một nguyên đơn, dự kiến dạy chủ yếu bằng hình thức trực tuyến cho hơn 10.000 sinh viên trong mùa thu này.

Theo dữ liệu tuyển sinh mùa thu năm 2019 của hệ thống Đại học California, có 27.205 trong số 226.125 sinh viên theo học các trường đại học được liệt kê là sinh viên quốc tế không cư trú, trong khi 13.995 trong tổng số 58.941 sinh viên theo học thạc sĩ được liệt kê với trạng thái tương tự. Tại Đại học Nam California, 1/4 trong tổng số các sinh viên ghi danh trong năm học 2019-2020 là sinh viên quốc tế. Hơn một nửa số sinh viên quốc tế đến từ Trung Quốc, theo trang web của trường đại học này.

"Nó sẽ gây ảnh hưởng không tốt đến California, nơi có nhiều sinh viên có thị thực hơn bất cứ bang nào khác. Chính quyền Trump nên cảm thấy xấu hổ khi mạo hiểm không chỉ với cơ hội học hành của các sinh viên tìm kiếm cơ hội vào đại học, mà giờ đây là cả sức khỏe của họ và hạnh phúc của họ", ông Becerra nói và cho biết việc buộc các trường mở cửa trở lại sẽ gây áp lực lớn về tài chính, khiến các trường trở thành nơi lây nhiễm COVID-19 cũng như khiến hàng trăm ngàn sinh viên nước ngoài đang học tại Mỹ bị trục xuất.

Trước đó, Đại học Harvard và Viện Công nghệ Massachusetts (MIT) hôm 8.7 đã đệ đơn kiện chính quyền Tổng thống Donald Trump vì quy định thị thực mới đối với sinh viên quốc tế nếu chỉ học trực tuyến trong học kỳ mùa thu.

Vụ kiện đã cho thấy phản ứng nhanh chóng của các đại học Mỹ nhằm bảo vệ hàng nghìn sinh viên quốc tế giữa đại dịch. Đồng thời, nó cũng đánh dấu một chiến tuyến mới giữa Tổng thống Mỹ và các lãnh đạo ngành giáo dục về cách mở cửa trường học an toàn, giữa lúc ông Trump đang nỗ lực tái tranh cử tổng thống Mỹ vào tháng 11 tới.

"Chúng tôi sẽ theo đuổi vụ kiện này tới cùng để sinh viên quốc tế của chúng tôi, cũng như của nhiều trường khác ở Mỹ, có thể tiếp tục học tập mà không bị đe dọa trục xuất", Chủ tịch Đại học Harvard Lawrence S. Bacow nói.

Đại học Northeastern ở Massachusetts hôm 8.7 cũng tham gia vào vụ kiện. Chủ tịch Joseph E. Aoun của trường nói rằng quy định mới của chính quyền Trump "gây hỗn loạn cho sinh viên quốc tế và có thể khiến suy yếu giáo dục đại học Mỹ, một trong các thế mạnh nổi bật của quốc gia này".

Ông Michael M. Crow, Chủ tịch Đại học bang Arizona, nơi có hơn 10.000 sinh viên quốc tế cho biết: "Nỗ lực hiện tại của chính quyền nhằm loại bỏ nhân tài cho giới lãnh đạo văn hóa và kinh tế Mỹ thực sự sai lầm".

Đội ngũ giảng viên nhiều trường đang bày tỏ sự phẫn nộ gay gắt về quy định thị thực mới và đang nỗ lực vận động bảo vệ các sinh viên quốc tế. Một số thậm chí đã tìm cách giúp sinh viên lách quy định mới, như mở lớp học tạm thời.

Giáo sư xã hội học tại Đại học Maryland ở College Park, bà Dana R. Fisher, cho biết đã nhận được 25 email của sinh viên hôm 8.7. Bà cũng thông báo sẽ mở khóa học riêng cho bất kỳ sinh viên nào cần tham gia lớp dạy trực tiếp trong kỳ này. Đề xuất của bà đã thu hút sự quan tâm của hàng chục sinh viên.

Phó giáo sư về nghiên cứu quốc tế và khoa học chính trị tại Đại học Johns Hopkins, bà Sarah Parkinson, cũng tiết lộ nhiều giáo sư, giảng viên đã thảo luận về việc tổ chức các lớp học trực tiếp cho bất kỳ du học sinh nào cần để đảm bảo họ không bị trục xuất khỏi Mỹ.

Hoàng Vũ (theo CNN, NBC, Washington Post)

Bài liên quan
OpenAI định phát triển trình duyệt web kết hợp với ChatGTP trước khi Bộ Tư pháp Mỹ đề xuất Google bán Chrome
OpenAI gần đây đã cân nhắc phát triển trình duyệt web kết hợp với chatbot trí tuệ nhân tạo ChatGTP của mình và thảo thuận về các nhà phát triển để hỗ trợ tính năng tìm kiếm, trang The Information đưa tin.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Sau sắp xếp bộ máy tổ chức, TP.HCM giảm 129 đầu mối
39 phút trước Theo dòng thời sự
Ngày 22.11, Thành ủy TP.HCM tổ chức hội thảo “Tiếp tục xây dựng hệ thống chính trị tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả; đổi mới nội dung, phương thức lãnh đạo của các cấp ủy, quản lý của chính quyền; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đáp ứng nhiệm vụ trong tình hình mới”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Bang California cùng nhiều ĐH Mỹ kiện chính quyền Trump về chính sách du học