Bộ Lao động Thương binh và Xã hội phối hợp cùng UN Women tổ chức chương trình tập huấn truyền thông về bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới năm 2022.

Báo chí phối hợp với các Bộ, ngành thực hiện tháng hành động vì bình đẳng giới

Dạ Thảo - Ảnh: Thành Chung | 28/10/2022, 18:06

Bộ Lao động Thương binh và Xã hội phối hợp cùng UN Women tổ chức chương trình tập huấn truyền thông về bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới năm 2022.

Ngày 28.10 tại Hà Nội, Vụ bình đẳng giới (Bộ Lao động Thương binh và Xã hội) đã phối hợp cùng Cơ quan Liên hợp quốc vì bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ (UN Women) tổ chức chương trình tập huấn truyền thông về bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới năm 2022.

Trao đổi tại cuộc tập huấn, ông Lê Khánh Lương - Quyền Vụ trưởng vụ bình đẳng giới (Bộ Lao động Thương binh và Xã hội) đã khẳng định vai trò của truyền thông trong lĩnh vực bình đẳng giới đã được tuyên truyền một cách rộng rãi, thiết thực. Từ năm 2016 khi Việt Nam bắt đầu triển khai tháng hành động vì bình đẳng giới đã có những hiệu ứng tích cực trong cộng đồng cũng như các địa phương.

Để nâng cao ý thức, trách nhiệm của các cấp, các ngành và toàn xã hội về công tác bình đẳng giới, góp phần bảo đảm thực hiện đầy đủ quyền được thông tin về chính sách, pháp luật về bình đẳng giới của công dân, tăng cường ý thức tuân thủ pháp luật, chuyển đổi hành vi và sự ủng hộ tích cực của toàn xã hội trong công tác bình đẳng giới, ngày 23.10.2021, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành quyết định số 1790/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình truyền thông về bình đẳng giới đến năm 2030, trong đó, việc triển khai tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới hằng năm là một trong 5 mục tiêu của chương trình.

le-khanh-luong.jpg
Ông Lê Khánh Lương - Quyền Vụ trưởng Vụ Bình đẳng giới (Bộ Lao động Thương binh và Xã hội)

Năm 2022, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội quyết định chọn chủ đề Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới là “Đảm bảo an sinh xã hội, tăng cường quyền năng và tạo cơ hội cho phụ nữ và trẻ em gái nhằm thực hiện bình đẳng giới và xóa bỏ bạo lực trên cơ sở giới”, nhằm khẳng định ưu tiên và cam kết trong việc thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội, coi đây vừa là mục tiêu, vừa là động lực để phát triển bền vững, giữ vững ổn định chính trị - xã hội.

Chia sẻ với phóng viên, bà Lê Thị Lan Phương - Cán bộ quản lý chương trình Chấm dứt bạo lực với phụ nữ (UN Women) cho biết hiện nay các nhà quản lý giáo dục, giáo viên, nhà báo, các cơ quan đóng vai trò quan trọng trong việc định hướng, hướng dẫn học sinh nâng cao hiểu biết về các vấn đề giới, giới tính và xây dựng mối quan hệ bình đẳng, tôn trọng, không bạo lực tại trường học cũng như trong cuộc sống hàng ngày.

le-thi-lan-phuong.jpg
Bà Lê Thị Lan Phương - Cán bộ quản lý chương trình Chấm dứt bạo lực với phụ nữ (UN Women)

Tại buổi tập huấn, các cán bộ truyền thông, phóng viên báo chí cũng chia sẻ những kinh nghiệm về các bài viết về chống bạo lực giới, lập kế hoạch chi tiết và cam kết sẽ triển khai trong năm 2022-2023.

Cũng trong buổi tập huấn, UN Women cũng gửi tới các học viên bộ tài liệu chống bạo lực giới, để cùng nhau lan tỏa những giá trị tốt đẹp đến với nhiều gia đình ở Việt Nam. Báo cáo cung cấp thông tin, số liệu nhằm giúp người đọc xem xét thực trạng về mối quan hệ giới tại Việt Nam, hiểu biết thêm về những bất bình đẳng giới đang tồn tại trong xã hội từ đó hỗ trợ việc phân tích và dự báo tác động của luật pháp, chính sách, chương trình đối với các nhóm phụ nữ và nam giới, đảm bảo họ được tiếp cận, tham gia và thụ hưởng bình đẳng từ thành quả của quá trình phát triển đất nước. Các cán bộ, nhà báo cũng có những chia sẻ, hỗ trợ cùng các cơ quan ban ngành trong quá trình thúc đẩy bình đẳng giới tại Việt Nam để đảm bảo một xã hội công bằng và bình đẳng thực chất cho phụ nữ và nam giới.

img_0332.jpg
Các cán bộ, truyền thông báo chí cùng chung tay thực hiện bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực

Đáng chú ý, rất nhiều nội dung thu hút sự trao đổi, quan tâm của giới truyền thông như: Cách đưa tin các vụ việc bạo lực với phụ nữ và xâm hại trẻ em trên truyền thông Việt Nam hiện nay; những lưu ý khi tiến hành phỏng vấn người bị bạo lực; lưu ý khi lựa chọn tiêu đề, ảnh để đưa tin, bài về các vụ việc bạo lực giới…

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Ông Phan Đức Trung: 'Khung pháp lý cho tài sản ảo là bài toán khó'
một giờ trước Nhịp đập khoa học
Ông Phan Đức Trung, Phó chủ tịch Thường trực Hiệp hội Blockchain Việt Nam (VBA), cho biết việc ban hành một chính sách hoàn chỉnh cho tài sản ảo (VA) và nhà cung cấp dịch vụ tài sản ảo (VASP) phù hợp vào thời điểm này là một bài toán khó.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Báo chí phối hợp với các Bộ, ngành thực hiện tháng hành động vì bình đẳng giới