Sự quyết đoán ngày càng tăng của Trung Quốc ở khu vực biển Đông cùng những tranh chấp biên giới với Nhật Bản, Ấn Độ đã khiến các nước lo ngại. Về cơ bản đang biến Bắc Kinh thành mối đe dọa đến an ninh khu vực trong mắt nhiều nước khu vực châu Á. Trang Nikkei mạnh dạn đưa ý kiến về việc lập khối NATO phương Đông để đối chọi với Trung Quốc

Báo Nhật kêu gọi thành lập NATO phương Đông để đối phó Bắc Kinh

Một Thế Giới | 19/10/2014, 07:04

Sự quyết đoán ngày càng tăng của Trung Quốc ở khu vực biển Đông cùng những tranh chấp biên giới với Nhật Bản, Ấn Độ đã khiến các nước lo ngại. Về cơ bản đang biến Bắc Kinh thành mối đe dọa đến an ninh khu vực trong mắt nhiều nước khu vực châu Á. Trang Nikkei mạnh dạn đưa ý kiến về việc lập khối NATO phương Đông để đối chọi với Trung Quốc

>>Kỳ 72: Mao Trạch Đông - Phổ Nghi và kim cương bất hoại!
>>Vụ quan đầu tỉnh khiếu nại đất đai: Ông Tư dỡ nhà, tiếp tục khiếu nại lên tỉnh
>>Chuyện lạ có thật: Bất ngờ xuất hiện trước đám tang của…chính mình
Trong khi đó, Nhật Bản đang tiến tới một liên minh chặt chẽ hơn với Ấn Độ và đẩy mạnh trang bị quốc phòng bằng vũ khí tối tân từ Mỹ. Philippines, Hàn quốc thắt chặt hơn nữa mối quan hệ chiến lược và đồng minh với Mỹ.

Sau các biện pháp trừng phạt mà phương Tây áp dụng lên Moscow, Nga đang có xu hướng bắt tay với Trung Quốc, khiến chính quyền Bắc Kinh càng mạnh dạn thực hiên các quan điểm vô lý và bất hợp pháp xung quanh xung đột với các quốc gia láng giềng.

Do đó, cùng với việc mở rộng các mối quan hệ song phương giữa các quốc gia trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Để "an toàn", các nước châu Á cần tạo ra một liên minh có thể gọi là Tổ chức Hiệp ước châu Á (ATO), theo mô hình Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương giữa châu Âu và Bắc Mỹ.

 Khi Trung Quốc đang tỏ ra là đối thủ mạnh hơn so với Ấn Độ, Nhật Bản hay Úc, xét về chi phí quốc phòng, mức độ tăng trưởng, liên minh quốc phòng đa phương này cần phải đoàn kết và mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Các tổ chức quốc phòng châu Á như Tổ chức Hiệp ước Đông Nam Á (1954-1977) và Hiệp ước An ninh Úc -New Zealand - Mỹ vẫn tồn tại nhưng không đủ sức ngăn chặn các mối đe dọa trong thế kỷ 21.

Quan hệ đối tác vì hòa bình

Yêu cầu của tổ chức mới phải nghiêm ngặt hơn so với NATO và các Tổ chức châu Á trước đây. ATO ban đầu sẽ chỉ bao gồm những quốc gia có nền quốc phòng kỹ thuật cao, trong đó có Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Úc, New Zealand và , theo Nikkei nhận định, nhiều khả năng sẽ có Đài Loan nếu Đài Loan chấp nhận cắt đứt mối quan hệ với Trung Quốc, để nhận được sự bảo vệ từ các quốc gia khác.

Những tranh chấp do lịch sử để lại trong mối quan hệ Nhật Bản-Hàn Quốc cần phải được giải quyết. Trung Quốc và Triều Tiên mới là mối đe dọa lớn nhất ở châu Á đối với hai nước này. Tokyo và Seoul có thể xích lại gần nhau và đoàn kết hơn thông qua các biện pháp xây dựng niềm tin, bồi thường, xin lỗi và cả thay đổi chính sách khi cần. Các quốc gia cần phải thống nhất hành động là vì lợi ích chung của cả ATO.

Các thành viên ATO phải xác định nhiệm vụ phòng vệ tập thể như NATO, với yêu cầu mỗi thành viên phải trợ giúp bất kỳ thành viên nào trong ATO trước một cuộc tấn công vũ trang. Mỗi quốc gia yêu cầu phải có chi phí tối thiểu cho quốc phòng như NATO là 2% tổng sản phẩm quốc dân. Điều này được thực hiện nghiêm túc trong NATO, những quốc gia không tuân thủ sẽ phải rời khỏi tổ chức.

Ngoài ra, ATO cần xây dựng quan hệ đối tác với các nước không đáp ứng được yêu cầu về quốc phòng và công nghệ của ATO. Các quốc gia này bao gồm Ấn Độ, Bangladesh, Indonesia, Philippines, Thái Lan, Singapore, Mông Cổ, Brunei và Malaysia.

ATO sẽ có một chiến lược tập trung lực lượng cụ thể, nhằm chống lại mối đe dọa từ phía Trung Quốc và Triều Tiên. Các thành viên trên tuyến đầu gồm Nhật Bản-Đài Loan-Hàn Quốc, các đối tác như Ấn Độ, Indonesia, Philippines sẽ đảm nhiệm vai trò bảo vệ các khu vực triển khai quân của ATO. Khu phi quân sự Hàn Quốc, vùng biển Đông giữa Việt Nam và Philippines. ATO sẽ tạo điều kiện cho sự hiện diện của hải quân Mỹ, Úc trong quá trình tham chiến.

Sự không chắc chắn của một số thành viên của NATO là một điểm yếu nên tránh trong ATO. Từ những năm 1960-1966, Pháp rút khỏi NATO, yêu cầu quân đội Mỹ ra khỏi lãnh thổ của mình và phát triển một chương trình hạt nhân riêng biệt. Pháp không tin rằng Mỹ có thể bảo vệ mình chống lại Liên Xô cũ nếu một cuộc chiến tranh hạt nhân bắt đầu.

Sự không chắc chắn nên được giảm thiểu đối với các thành viên của ATO - đặc biệt là Nhật Bản, Hàn Quốc và Úc.

Mở rộng quan hệ.

Các nước bên ngoài châu Á đáp ứng đủ yêu cầu ATO nên được hoan nghênh tham gia, sẽ giúp ATO trở nên mạnh mẽ hơn. ATO cần tạo mối liên kết với các thành viên khối NATO, từ đó xây dựng một liên minh toàn cầu bảo vệ an ninh thế giới.

Việc tạo ra một phiên bản NATO của châu Á là yêu cầu cấp thiết trong tình hình an ninh khu vực hiện nay. Khi Trung Quốc cho thấy những dấu hiệu quyết đoán trong đối ngoại với các nước, mối đe dọa hạt nhân từ Triều Tiên vẫn luôn thường trực, cùng với sự trỗi dậy của khủng bố tự xưng Nhà nước Hồi giáo IS.
>>Ông chủ Thái Nghiêm và kho báu rừng Tánh Linh - Kỳ 1: Kho báu 7,5 tấn vàng bí ẩn
>>Hơn 500 vụ tai nạn một ngày vì.... quảng cáo ngực khủng
>>Mỹ tìm kiếm cam kết "bất liên minh với IS" của Trung Quốc
                        • >>Trung Quốc hốt hoảng khi Mỹ tính đặt tên lửa sát nách
                • >>Báo Nhật và Đài Loan chú ý chuyến thăm TQ của tướng Phùng Quang Thanh
                • >> Triều Tiên khẳng định không có trại lao động khổ sai
                • >>Bộ trưởng quốc phòng phe ly khai Ukraine phải từ chức vì tàn nhẫn

Hàn Giang (Theo Asian Review)

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Giá trị kinh tế số của Việt Nam vẫn khiêm tốn, tăng thấp hơn mục tiêu đặt ra
2 giờ trước Nhịp đập khoa học
Giá trị kinh tế số của Việt Nam vẫn còn ở mức khiêm tốn trong khu vực. Trung bình thời kỳ 2020-2023, giá trị gia tăng của kinh tế số chỉ chiếm khoảng 12,5% so với GDP, thấp hơn nhiều so với mục tiêu đặt ra.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Báo Nhật kêu gọi thành lập NATO phương Đông để đối phó Bắc Kinh