Bộ GD-ĐT cho biết từ năm 2019 sẽ có nhiều điều chỉnh trong kỳ thi THPT quốc gia, trong đó sẽ không còn tình trạng giáo viên chấm thi học sinh của tỉnh mình, để chống gian lận.

Bộ GD-ĐT bàn về chống gian lận cho kỳ thi THPT quốc gia 2019

nguyentuyet | 14/09/2018, 18:01

Bộ GD-ĐT cho biết từ năm 2019 sẽ có nhiều điều chỉnh trong kỳ thi THPT quốc gia, trong đó sẽ không còn tình trạng giáo viên chấm thi học sinh của tỉnh mình, để chống gian lận.

Mới đây, Bộ GD-ĐT đã có buổi tọa đàm chủ đề "Đổi mới thi cử - Thực tiễn và những vấn đề đặt ra". Tại cuộc tọa đàm này, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Hữu Độkhẳng định, về phương thức tổ chức thi, Chính phủ đồng ý giữ ổn định phương thức thi này cho đến năm 2020. Những năm tiếp theo sẽ triển khai trên tinh thần kế thừa kết quả phương án thi các năm trước và khắc phục tồn tại của kỳ thi năm 2018.

"Khâu chấm thi cũng có sự điều chỉnh, làm sao để giáo viên không chấm thi học sinh của tỉnh mình. Giảng viên đại học địa phương cũng vậy, không coi thi, chấm thi ở địa phương mình để đảm bảo khách quan" - Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ nhấn mạnh.

Theo Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ trong thời gian tới Bộ GD-ĐT cũng sẽ sớm bổ sung nâng cao chất lượng ngân hàng câu hỏi theo hướng phong phú hơn, chất lượng, chuẩn hóa, bảo đảm có dữ liệu, cơ sở để ra kỳ thi phù hợp, đạt mục tiêu đề ra. Bộ GD-ĐT sẽ hoàn thiện quy chế, khắc phục những điểm hạn chế về kỹ thuật, làm sao tạo rào cản kỹ thuật chặt chẽ, không có sơ hở; có cơ chế kiểm soát, để cho những người có nghề về công nghệ thông tin nếu có ý gian lận cũng khó có thể thực hiện được.

Ông Mai Văn Trinh, Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng, Bộ GD-ĐT cũng cho hay, từ sự cố gian lận của kỳ thi 2018, Bộ GD-ĐT đã thấy cần hoàn thiện một số vấn đề cơ bản để chống gian lận như đã từng diễn ra gây bức xúc trong dư luận.

Ông Mai Văn Trinh, Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng Bộ GD-ĐT (trái)tại cuộc họp báo làm rõ sai phạm trong thi cử tại Hà Giang trong thời gian qua - Ảnh: VOV

Cụ thể,Bộ GD-ĐT sẽ tiếp tục hoàn thiện, chuẩn chỉnh ngân hàng câu hỏi, đủ lớn, đạt chất lượng, phù hợp với tính chất của kỳ thi để từ đó xây dựng đề thi phù hợp với sứ mệnh với mục tiêu của kỳ thi THPT quốc giađể đánh giá học vấn phổ thông, lấy kết quả để xét công nhận tốt nghiệp và làm căn cứ để các cơ sở giáo dục đại học, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp căn cứ vào đó để tuyển sinh theo mức độ khác nhau. Hai là tiếp tục hoàn thiện kỹ thuật công nghệ. Bên cạnh đó, rà soát toàn bộ quy trình để làm rõ hơn trách nhiệm của những người tham gia kỳ thi này. Cụ thể trách nhiệm bộ đến đâu, trách nhiệm của địa phương đến đâu, ban chỉ đạo thi cấp tỉnh đến đâu, để từ đó có giải pháp phù hợp, vừa tăng cường trách nhiệm vừa xử lý.

Theo ông Mai Văn Trinh, hiện Bộ GD-ĐT đang tích cực hoàn thiện kỳ thi từ nay cho đến khi kết thúc thi theo chương trình sách giáo khoa hiện hành. “Đây cũng là sự chuẩn bị nhuần nhuyễn để phục vụ cho tổ chức kỳ thi theo chương trình giáo dục phổ thông mới, dự kiến kỳ thi đầu tiên sẽ vào năm 2024. Trong lộ trình này cần tính toán để việc đổi mới thi là lộ trình không bị ngắt quãng, không bị sốc”, ông Mai Văn Trinh nói.

Ông Quách Tuấn Ngọc, nguyên Cục trưởng Cục Công nghệ thông tin, Bộ GD-ĐT cho hay, tại cuộc làm việc của Bộ GD-ĐT với Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội vừa qua, các chuyên gia đã đề xuất nên gọi là kỳ thi THPT quốc gia “2 trong 1 buổi” chứ không phải “2 trong 1 đề” như hiện nay. Tức là phải có 2 phần đề (tốt nghiệp THPT, thi đại học). Học sinh nào không có nhu cầu thi đại học cho ngồi riêng, thi xong được nghỉ. Còn học sinh nào thi đại học, sẽ tiếp tục làm bài. Phần thi đại học phải do đại học chủ trì.

Tú Viên

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Xuất khẩu gạo Việt Nam có nhiều cơ hội
Ông Nguyễn Phúc Nam, Phó vụ trưởng Vụ thị trường châu Á - châu Phi (Bộ Công Thương), cho biết trong quý 1/2024, gạo Việt Nam xuất khẩu vẫn tiếp tục chiếm lĩnh các thị trường gạo thế giới.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Bộ GD-ĐT bàn về chống gian lận cho kỳ thi THPT quốc gia 2019