Nâng cao hiệu quả sử dụng ngân sách nhà nước; đơn giản hoá thủ tục; khuyến khích doanh nghiệp tham gia phối hợp thực hiện; tăng cường công khai, minh bạch, bảo đảm liêm chính học thuật; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin... là chủ trương của Bộ Khoa học và Công nghệ.

Bộ Khoa học và Công nghệ khuyến khích doanh nghiệp tham gia nghiên cứu, đổi mới sáng tạo

H.Đ | 11/02/2023, 07:08

Nâng cao hiệu quả sử dụng ngân sách nhà nước; đơn giản hoá thủ tục; khuyến khích doanh nghiệp tham gia phối hợp thực hiện; tăng cường công khai, minh bạch, bảo đảm liêm chính học thuật; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin... là chủ trương của Bộ Khoa học và Công nghệ.

Chiều 10.2, tại TP.HCM, Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) đã tổ chức Hội thảo “Đổi mới quy định quản lý nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp quốc gia”. 

Hội thảo này nằm trong chuỗi các hoạt động của Bộ KH&CN nhằm tiếp tục hoàn thiện hành lang pháp lý quản lý các nhiệm vụ KH&CN cấp quốc gia sau khi được tái cơ cấu theo Chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về việc tái cơ cấu các chương trình KH&CN quốc gia giai đoạn 2021 – 2025, định hướng đến năm 2030.

Cụ thể, các nhiệm vụ KH&CN cấp quốc gia giai đoạn tới cần bám sát Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021 - 2030 và quan điểm chỉ đạo về lấy doanh nghiệp làm trung tâm, viện nghiên cứu, trường đại học là các chủ thể nghiên cứu mạnh; chú trọng thu hút nguồn lực xã hội đặc biệt là từ Quỹ phát triển KH&CN của các doanh nghiệp để đầu tư cho hoạt động nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao công nghệ, đổi mới sáng tạo tại doanh nghiệp; đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu, chuyển giao, ứng dụng tiến bộ KH&CN trên tinh thần chấp nhận rủi ro trong nghiên cứu khoa học theo thông lệ và chuẩn mực quốc tế; bảo đảm nguyên tắc công khai, minh bạch, công bằng, tạo điều kiện cho khoán sản phẩm và hậu kiểm, gắn kết chặt chẽ với thúc đẩy đổi mới sáng tạo trong doanh nghiệp và sản phẩm đầu ra; góp phần phát triển tiềm lực KH&CN trong trung hạn và dài hạn, phát triển các hướng nghiên cứu cơ bản, các hướng công nghệ ưu tiên, các sản phẩm trọng điểm, chủ lực của đất nước hoặc phục vụ chương trình mục tiêu quốc gia, phải gắn kết với lộ trình công nghệ của các ngành, lĩnh vực, phù hợp với nội dung Chiến lược phát triển KHCN&ĐMST (đổi mới sáng tạo) giai đoạn 2021-2030, Phương hướng nhiệm vụ KH&CN 5 năm 2021-2025.

Cùng với đó, các Chương trình KH&CN cấp quốc gia phải đảm bảo không trùng lặp về nội dung nghiên cứu và phân bổ nguồn lực, có sự kết nối, liên thông giữa các chương trình; Các nhiệm vụ KH&CN phải có tính ứng dụng cao đối với phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, an sinh xã hội trong phạm vi cả nước, giải quyết các vấn đề KH&CN liên quan đến nhiều ngành, nhiều lĩnh vực, liên vùng. Mục tiêu, kết quả đạt được của các chương trình phải góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam tại thị trường trong nước, phát triển ra thị trường quốc tế với các ngành hàng có lợi thế tiềm năng; tăng cường năng lực đổi mới sáng tạo, kết nối giữa các viện nghiên cứu, trường đại học và doanh nghiệp, hình thành và phát triển đội ngũ chuyên gia, các nhóm nghiên cứu mạnh, gia tăng số lượng các công bố quốc tế, đăng ký sáng chế, cải thiện chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu (GII); Ưu tiên phát triển các mô hình sinh kế gắn với đặc thù của vùng, địa phương, có hệ thống các giải pháp công nghệ gắn với khai thác tài nguyên, chế biến đặc sản của vùng, miền và gắn với chuỗi giá trị, chuỗi cung ứng toàn cầu.

Phát biểu tại Hội thảo, Bộ trưởng Huỳnh Thành Đạt cho biết, đến nay, Bộ đã cơ bản hoàn thiện việc tái cơ cấu các chương trình KH&CN quốc gia giai đoạn 2021-2025 định hướng đến năm 2030, bám sát Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021-2030. Bộ KH&CN đã trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt 16 chương trình KH&CN quốc gia, gồm 2 chương trình thực hiện dưới hình thức nhiệm vụ KH&CN đặc biệt. Bộ đã phê duyệt 17 Chương trình KH&CN quốc gia giai đoạn 2021-2025 và 2021-2030. Các Ban Chủ nhiệm và Khung chương trình cũng đã cơ bản được thành lập và phê duyệt.

Cùng với đó, Bộ đã phối hợp với các bộ, ban, ngành liên quan nghiên cứu sửa đổi, hoàn thiện dự thảo 5 thông tư gồm: Thông tư quy định trình tự, thủ tục xác định nhiệm vụ KH&CN cấp quốc gia sử dụng ngân sách nhà nước (NSNN); Thông tư quy định tuyển chọn, giao trực tiếp tổ chức và cá nhân thực hiện nhiệm vụ KH&CN cấp quốc gia sử dụng NSNN; Thông tư quy định việc kiểm tra, đánh giá, điều chỉnh và chấm dứt hợp đồng trong quá trình thực hiện nhiệm vụ KH&CN cấp quốc gia sử dụng NSNN; Thông tư quy định việc đánh giá, nghiệm thu kết quả thực hiện nhiệm vụ KH&CN cấp quốc gia sử dụng NSNN; Thông tư hướng dẫn một số nội dung về xây dựng dự toán thực hiện nhiệm vụ KH&CN có sử dụng NSNN.

Trên cơ sở lấy ý kiến chuyên gia và doanh nghiệp lần này, Bộ KH&CN sẽ sớm hoàn thiện sửa đổi các quy định quản lý nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp quốc gia ngay trong Quý I/2023, qua đó tổ chức thực hiện có hiệu quả các chương trình giai đoạn 2021 - 2030, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Giá trị kinh tế số của Việt Nam vẫn khiêm tốn, tăng thấp hơn mục tiêu đặt ra
3 giờ trước Nhịp đập khoa học
Giá trị kinh tế số của Việt Nam vẫn còn ở mức khiêm tốn trong khu vực. Trung bình thời kỳ 2020-2023, giá trị gia tăng của kinh tế số chỉ chiếm khoảng 12,5% so với GDP, thấp hơn nhiều so với mục tiêu đặt ra.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Bộ Khoa học và Công nghệ khuyến khích doanh nghiệp tham gia nghiên cứu, đổi mới sáng tạo