"Đây là bệnh vô cùng nguy hiểm, không thể cho phép nguồn dịch bệnh lây lan ra môi trường trên diện rộng. Để công tác tiêu hủy đảm bảo đúng kỹ thuật thì quân đội, công an phải là lực lượng nòng cốt, vì tính kỷ luật cao", Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường đề nghị.

Bộ trưởng NN-PTNT muốn công an, quân đội cùng chống dịch tả lợn châu Phi

Bùi Trí Lâm | 13/05/2019, 17:10

"Đây là bệnh vô cùng nguy hiểm, không thể cho phép nguồn dịch bệnh lây lan ra môi trường trên diện rộng. Để công tác tiêu hủy đảm bảo đúng kỹ thuật thì quân đội, công an phải là lực lượng nòng cốt, vì tính kỷ luật cao", Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường đề nghị.

Sáng 13.5, Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng chủ trì Hội nghị trực tuyến với các địa phương nhằm đánh giá tình hình và triển khai các giải pháp phòngchống bệnh dịch tả lợn châu Phi.

Theo báo cáo của Cục Thú y, tính đến ngày 12.5.2019, bệnh dịch tả lợn châu Phi đang xảy ra tại 2.296 xã, 204 huyện của 29 tỉnhthành, với tổng số lợn bệnh và tiêu hủy trên 1,2 triệu con (chiếm khoảng trên 4% tổng đàn lợn của cả nước). Đáng chú ý, đã có 29 xã thuộc 12 tỉnh có dịch bệnh đã qua 30 ngày nhưng sau đó lại phát sinh lợn bệnh (gần đây nhất là tại tỉnh Bắc Kạn).

Một số địa phương chưa chủ động tổ chức giám sát, kịp thời nắm bắt thông tin và báo cáo tình hình dịch bệnh chưa chính xác, kịp thời, gây khó khăn cho công tác chỉ đạo phòng chống dịch. Thậm chí một số nơi còn chủ quan, lơ là và không quyết liệt trong việc triển khai các biện pháp phòngchống dịch. Công tác phối hợp giữa cơ quan thú y với các đơn vị liên quan chưa chặt chẽ, hiệu quả chưa cao.

Việc tổ chức tiêu hủy lợn bệnh vệ sinh, tiêu độc khử trùng chưa kịp thời, chưa đúng theo hướng dẫn của cơ quan thú y và chưa triệt để. Hầu hết các hộ gia đình không có quỹ đất để chôn lợn bệnh chết mà phải vận chuyển đến các địa điểm do chính quyền địa phương chỉ định bằng các phương tiện thô sơ làm mầm bệnh phát tán rộng. Đây chính là một trong những nguyên nhân góp phần làm cho bệnh dịch lây lan nhanh hơn và ô nhiễm môi trường.

Một số địa phương chưa bố trí kinh phí để trả thù lao cho người tham gia phòngchống dịch bệnh, xử lý tiêu hủy lợn bệnh; chậm trả tiền hỗ trợ hoặc mức hỗ trợ quá thấp cho người chăn nuôi có lợn buộc phải tiêu hủy.

“Nhiều người chăn nuôi khi phát hiện lợn có bệnh, nghi mắc bệnh không thực hiện việc khai báo với chính quyền địa phương và thú y cơ sở để xác minh dịch bệnh, tự ý điều trị hoặc bán chạy lợn bệnh, lợn nghi bị bệnh, làm cho dịch bệnh lây lan”, báo cáo cho hay.

Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng cho biết, mới đây, báo chí, mạng xã hội đưa tin lợn trôi sông, chỉ vài tiếng đã vớt được hàng tấn. Có địa phương chôn lợn rồi lại đào lên. “Tôi yêu cầu các địa phương khi có thông tin như vậy cần kiểm tra ngay các vấn đề này. Tôi hoan nghênh báo chí vào cuộc tích cực để chúng ta có đầy đủ thông tin về dịch bệnh”.

Phó thủ tướng họp với các bộ, các tỉnh về giải pháp chống dịch

Bộ trưởng Bộ NN-PTNTNguyễn Xuân Cường lưu ý, dù số lượng lợn bị mắc bệnh chỉ chiếm 4% nhưng tốc độ lây lan rất nhanh, cùng với đó thời tiết thuận lợi cho dịch bệnh lây lan. Bên cạnh những địa phương làm tốt thì vẫn có những nơi, những khâu làm chưa tốt, cần rút kinh nghiệm.

“Thời gian tới, nếu không làm tốt, bệnh tiếp tục lây lan, phát triển rất nhanh theo 3 hướng: Một là, nơi nào bị rồi thì tái bị. Thứ 2, lan rộng sang các vùng chưa bị, sẽ bị. Thứ 3, dịchsẽ hướng vào các hộ lớn mà chúng ta đang cố gắng cầm cự. Đến lúc đó thì vô cùng thảm khốc và điều này càng nhân lên vì diễn biến thời tiết năm nay rất thuận lợi cho dịch bệnh phát triển”, ông Cường nói.

Bộ NN-PTNT cho rằng bệnh dịch tả lợn châu Phi là bệnh rất nguy hiểm, chưa có vắc xinphòng bệnh; vi rútcó khả năng tồn tại lâu ngoài môi trường và có sức đề kháng rất cao, đường lây truyền rất đa dạng, khó kiểm soát. Trong khi đó, chăn nuôi hộ gia đình, nhỏ lẻ ở nước ta còn trên 2,5 triệu hộ chăn nuôi lợn, mật độ chăn nuôi rất cao, do vậy để cắt đứt các nguồn lây nhiễm là rất khó.

Đại diện Công ty Masan cho rằng quy định đối với vùng dịch bệnh bị uy hiếp, chỉ được phép giết mổ, phân phối trong vùng dịch là bất cập. Ví dụ, với công suất giết mổ lớn của Masan, làm sao có thể tiêu thụ trong nội vùng huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam.

“Khi nguồn thịt lợn sạch bị khan hiếm, chúng ta không thể ngăn người tiêu dùng sử dụng thịt lợn nhập khẩu từ châu Âu, Barazil... Thịt ngoại sẽ tràn vào, gây tạo ra tình trạng khó khăn kép trong chăn nuôi, kinh doanh thịt lợn”, đại diện Masan nói.

Do đó, doanh nghiệp này đề nghị Chính phủ và các cơ quan chức năng kiểm soát vấn đề dịch bệnh theo 3 tuyến: Tuyến 1 là đảm bảo không cho bất kỳ lợn hoặc đàn lợn nào nhiễm dịch bệnh được xuất chuồng, xuất trại. Tuyến 2, đảm bảo không có bất kỳ con lợn nào nhiễm bệnh vào nhà máy giết mổ. Tuyến 3, kiểm soát thành phẩm khi ra khỏi cơ sở giết mổ để đảm bảo không có bất kỳ sản phẩm thịt lợn mất an toàn nào đến tay người tiêu dùng.

Theo Thứ trưởng Bộ Công Thương Đặng Hoàng An, thế giới chưa bao giờ gặp phải dịch bệnh chưa có thuốc dù bệnh đã xảy ra hơn 100 năm. Nếu chống dịch trong thời gian dài, cần thiết kế lại khâu phòng chống, làm sao vừa phòng vừa phát triển. Việt Nam hiện là quốc gia xuất khẩu thịt lợn đứng thứ 7 thế giới.

“Nguyên tắc là đảm bảo thịt lợn sạch kể cả từ vùng đang có dịch cũng đến được tay người tiêu dùng. Cực đoan thì mất cân đối cung cầu. Một số trường học gửi tin đến phụ huynh về việc bếp không có thịt lợn, tôi nghĩ đây là tuyên truyền hơi quá. Trong khi thịt lợn là thứ rất cần, ví dụ như bánh chưng sao gói bằng thịt bò được?”, ông An nói.

Cũng theo ông An, kinh nghiệm của Hưng Yên rất tốt. Tỉnh này đã mời Bộ Công Thương để tổ chức hội nghị xúc tiến tiêu thụ thịt lợn an toàn, với sự góp mặt của nhiều siêu thị. “Chúng tôi thấy nhận thức ở Hưng Yên là rất ổn, vì tỉnh này quan tâm đến tiêu thụ thịt lợn sạch”.

Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường nhấn mạnhThủ tướng đã nói là dập dịch như đánh giặc, nếu nơi nào để dịch tả lợn châu Phi lây lan trên diện rộng mà không phòngchống chủ động, kịp thời thì người đứng đầu tỉnh phải chịu trách nhiệm.

"Đây là bệnh vô cùng nguy hiểm, không thể cho phép nguồn dịch bệnh lây lan ra môi trường trên diện rộng. Để công tác tiêu hủyđảm bảo đúng kỹ thuật thì quân đội, công an phải là lực lượng nòng cốt, vì tính kỷ luật cao", Bộ trưởng Cường đề nghị.

Lam Thanh
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Giá trị kinh tế số của Việt Nam vẫn khiêm tốn, tăng thấp hơn mục tiêu đặt ra
3 giờ trước Nhịp đập khoa học
Giá trị kinh tế số của Việt Nam vẫn còn ở mức khiêm tốn trong khu vực. Trung bình thời kỳ 2020-2023, giá trị gia tăng của kinh tế số chỉ chiếm khoảng 12,5% so với GDP, thấp hơn nhiều so với mục tiêu đặt ra.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Bộ trưởng NN-PTNT muốn công an, quân đội cùng chống dịch tả lợn châu Phi