Sáng 20.9, Bộ Tài nguyên và môi trường, Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn đã họp cung cấp thông tin tới báo chí về tình trạng môi trường tại 4 tình miền Trung. Trong đó lưu tâm đặc biệt tới các hản sản ở các tỉnh này đang được dư luận quan tâm.

Bộ Y tế xác nhận một số hải sản tầng đáy ở miền Trung chưa đảm bảo an toàn

Haiyen | 20/09/2016, 11:29

Sáng 20.9, Bộ Tài nguyên và môi trường, Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn đã họp cung cấp thông tin tới báo chí về tình trạng môi trường tại 4 tình miền Trung. Trong đó lưu tâm đặc biệt tới các hản sản ở các tỉnh này đang được dư luận quan tâm.

Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết tạicác tỉnh như Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế, Bộ Y tế đã cùng các chuyên gia vào cuộc lấy 1.040 mẫu hải sản được lấy tại các cảng gò cá, các thuyền đánh bắt và đầm nuôi giao cho Viện Dinh dưỡng quốc gia và Viện Kiểm nghiệm ATVSTP quốc gia xét nghiệm các chỉ tiêu chính gồm: xyanua, phenol, thuỷ ngân, cadimi, chì, crom, asen và sắt.

Đồng thời Bộ Y tế cũng lấy 300mẫu tại Hải Phòng, Khánh Hoà, Bà Rịa - Vũng Tàu là các tỉnh không chịu ảnh hưởng của sự cố môi trường để làm đối chứng. Kết quả, tất cả các loại hải sản tại 4 tỉnh miền Trung và 3 tỉnh nhóm đối chứng đều không phát hiện bất kỳ mẫu nào có Xyanua – chất được xác định là một trong những nguyên nhân gây ra cá chết hàng loạt. Các chỉ số thủy ngân, cadimi, chì, crom, asen và sắt nằm trong hải sản ở 7 tỉnh trên (4 tỉnh miền Trung và 3 tỉnh đối chứng) đều nằm trong giới hạn cho phép, đảm bảo an toàn theo quy định.

Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long thông báo kết quả xét nghiệm các mẫu cá tại 4 tỉnh miền Trung

Tuy nhiên, Bộ Y tế lại đặc biệt lưu ý các hải sản như: ghẹ, tôm, tôm tít, ốc, mực, cá đuối, cá đục, bạch tuộc, cua đá và các hải sản khác sống ở tầng đáy trong vòng 20 hải lý chưa đảm bảo an toàn để sử dụng làm thực phẩm. Cụ thể,132/1040 mẫu hải sản của 4 tỉnh miền Trung bao gồm các hải sản trên vẫn nhiễmPhenol, chưa an toàn để người dân có thể sử dụng hoặc đem xuất khẩu.

Từ những kết quả nghiên cứu trên, Bộ Y tế kết luận:Tất cả hải sản như cá ngừ, cá thu, cá nục các loại, cá chỉ vàng, cá bạc má, cá hố, cá bò, cá cam, cá trích, cá đối, cá cơm và các loại hải sản khác sống ở tầng nổi, hải sản tại đầm nuôi của 4 tỉnh miền Trung đều đảm bảo an toàn để sử dụng làm thực phẩm.Các loại hải sản như ghẹ, tôm, tôm tít, ốc, mực, cá đuối, cá đục, bạch tuộc, cua đá và các hải sản khác sống ở tầng đáy trong vòng 13,5 hải lý chưa đảm bảo an toàn để sử dụng làm thực phẩm.Để đảm bảo sức khỏe cho người tiêu dùng, Bộ Y tế đề nghị, không sử dụng các loại hải sản như ghẹ, tôm, tôm tít, ốc, mực, cá đuối, cá đục, bạch tuộc, cua đá và các hải sản khác sống ở tầng đáy trong vòng 20 hải lý.

Bộ Y tế cũng đề nghị 4 tỉnh miền Trung nói trên tiếp tục thực hiện theo Công văn 122/BYT-ATTP ngày 26.8 của Bộ Y tế, chỉ đạo sở Nông nghiệp, sở Công thương (đơn vị được giao quản lý kho hàng đông lạnh) phân loại hải sản theo từng lô, sở Y tế chỉ đạo lấy mẫu theo từng lô và trả kết quả cho đơn vị quản lý được UBND giao nhiệm vụ. Chỉ cho phép lưu hành lô sản phẩm khi đã được xét nghiệm an toàn. Đối với các lô không an toàn phải buộc tiêu hủy và đền bù theo quy định.

Bên cạnh đó, Bộ Tài nguyên môi trường cũng cho biếtvới sự kiểm soát chặt chẽ các nguồn phát thải từ Formosa và do cơ chế làm sạch tự nhiên của môi trường, hàm lượng các chất ô nhiễm đã giảm theo thời gian. Đối với hệ sinh thái rạn san hô, cỏ biển và nguồn lợi hải sản tại những khu vực chịu tác động từng bị suy thoái mạnh cả về đa dạng và quy mô nhưng nay đã bắt đầu có dấu hiệu hồi phục tích cực.

Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôncho biết sẽ tổ chức thực hiện giám sát tại các cảng cá, bể cá khi tàu về bờ và lưu ý các loại hải sản tầng đáy thường gặp ở vùng biển 4 tỉnh từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên - Huế. Thời điểm lấy mẫu giám sát là khi sản phẩm khai thác được bốc dỡ từ tàu khai thác đưa lên bờ tiêu thụ. Việc lấy mẫu sẽ được thực hiện 2-3 ngày/lần. Các mẫu hải sản xét nghiệm thuộc các tầng sinh thái (tầng đáy, tầng nổi) và các loài hải sản khác nhau (cá, giáp xác, nhuyễn thể).

Dạ Thảo
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Không để thiếu điện trong bất cứ trường hợp nào
Với mục tiêu không để thiếu điện trong bất cứ trường hợp nào, Thủ tướng yêu cầu các Bộ, ngành, cơ quan chủ động đánh giá, dự báo sát tình hình; xây dựng các phương án, kể cả phương án xấu nhất.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Bộ Y tế xác nhận một số hải sản tầng đáy ở miền Trung chưa đảm bảo an toàn