Sáng 27.3, Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) đã gửi công văn đề nghị tiến hành điều tra, xác định nguyên nhân vụ việc ngộ độc thực phẩm pa tê chay vừa xảy ra.

Bộ Y tế yêu cầu điều tra, xác định nguyên nhân vụ ngộ độc pa tê chay

Dạ Thảo - Ảnh: GĐ | 27/03/2021, 10:33

Sáng 27.3, Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) đã gửi công văn đề nghị tiến hành điều tra, xác định nguyên nhân vụ việc ngộ độc thực phẩm pa tê chay vừa xảy ra.

Theo thông tin từ Cục An toàn thực phẩm, ngày 25.3, Cục có nhận được thông tin về 3 trường hợp (địa chỉ tại thị trấn An Thạnh, huyện Thuận An, tỉnh Bình Dương) nghi ngờ ngộ độc botulinum liên quan đến việc sử dụng sản phẩm pa tê chay. Đã có 1 bệnh nhân tử vong tại Bệnh viện Chợ Rẫy, 1 bệnh nhân đang điều trị tại Bệnh viện Nhân dân 115 và 1 bệnh nhân điều trị tại Bệnh viện Nhi đồng 2. Cả 3 trường hợp trên đều liên quan đến bữa ăn trưa ngày 20.3 tại một ngôi miếu cách nhà khoảng 2km (chưa rõ địa chỉ cụ thể).

bo-y-te-yeu-cau-dieu-tra-vu-1-nguoi-tu-vong-2-nguoi-ngo-doc-nghi-do-dung-pate-chay-giadinhvietnam-08425855.jpeg
Bé gái ngộ độc pa tê chay sau khi ăn bát bún riêu, đang được điều trị tại Bệnh viện Nhi đồng 2, TP.HCM

PGS-TS Nguyễn Thanh Phong - Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) đã có công văn gửi Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), Ban Quản lý an toàn thực phẩm TP.HCM; Sở Y tế TP HCM; Sở Y tế tỉnh Bình Dương để yêu cầu điều tra, xử lý vụ nghi ngờ ngộ độc do sử dụng pa tê chay này.

Theo đó, Cục An toàn thực phẩm đề nghị Sở Y tế TP.HCM chỉ đạo việc cấp cứu, điều trị kịp thời cho các bệnh nhân. Đồng thời yêu cầu Ban Quản lý an toàn thực phẩm TP.HCM phối hợp với các bệnh viện nơi có bệnh nhân nghi ngờ ngộ độc điều trị để điều tra và cung cấp thông tin về tình trạng, việc sử dụng thực phẩm của bệnh nhân để phục vụ công tác điều tra bữa ăn và các sản phẩm nghi ngờ gây ngộ độc.

Rà soát trên địa bàn quản lý nếu phát hiện các sản phẩm nghi ngờ liên quan đến ngộ độc thì tiến hành thu hồi, cảnh báo và xử lý theo quy định của pháp luật.

Trước đó, bà Trần Việt Nga - Phó cục trưởng Cục An toàn thực phẩm cho biết qua điều tra bước đầu vụ ngộ độc pa tê chay khiến 2 người nguy kịch, 1 tử vong cho thấy các nạn nhân cùng ăn món bún riêu chay có sử dụng hộp pa tê đã phồng. "Qua điều tra từ gia đình, khi nấu bún chay có sử dụng 1 hộp pa tê đã bị phồng mà vẫn mở ra nấu vì nghĩ không ảnh hưởng chất lượng"- bà Việt Nga thông tin.

Bà Nga cũng cho biết các sản phẩm từ rau, củ, quả, thịt, hải sản lên men, đóng hộp không đảm bảo điều kiện an toàn thực phẩm có nguy cơ bị nhiễm vi khuẩn clostridium botulinum và sinh độc tố botulinum. "Ngộ độc do độc tố botulinum là ngộ độc nặng, nguy cơ tử vong cao hoặc ảnh hưởng lâu dài tới sức khỏe. Người bệnh bị ngộ độc do độc tố botulinum có biểu hiện buồn nôn, nôn, chướng bụng, đau bụng, liệt theo trình tự liệt bắt đầu từ vùng đầu mặt cổ lan xuống hai tay, sau đó tới hai chân, liệt các cơ hô hấp; liệt nặng có thể gây suy hô hấp là nguyên nhân gây tử vong. Vì vậy Cục An toàn thực phẩm khuyến cáo người dân nên chú ý và khi sử dụng đồ hộp nếu thấy nắp hộp phồng lên, bẹp, biến dạng thì nên loại bỏ" - bà Nga lưu ý.

Bài liên quan
TP.HCM tiếp nhận thêm 3 trường hợp nguy kịch nghi nhiễm độc từ pa tê chay
Sau khi tiếp nhận 3 trường hợp nguy kịch, trong đó có 1 trường hợp đã tử vong do nghi nhiễm độc pa tê chay, TP.HCM vừa tiếp nhận thêm 3 trường hợp nguy kịch nữa đều đến từ Bình Dương sau khi ăn đồ chay.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư Tô Lâm: Công an phải thật sự trở thành 'điểm tựa bình yên của nhân dân'
1 giờ trước Theo dòng thời sự
Tối qua 18.1, tại nhà hát Hồ Gươm (Hà Nội), Tổng Bí thư Tô Lâm đã dự chương trình giao lưu nghệ thuật chính luận “Sống trong lòng dân”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Bộ Y tế yêu cầu điều tra, xác định nguyên nhân vụ ngộ độc pa tê chay