Có một Đà Lạt xưa cũ phủ đầy bụi thời gian đã dần được hé mở. Phía dưới lớp bụi mờ đó đã từng in những dấu chân phong trần của tao nhân mặc khách như: Nhất Linh, Hoàng Nguyên, Nguyễn Bạt Tụy, Phạm Duy, Phạm Công Thiện, Lê Uyên Phương, Đinh Cường, Trịnh Công Sơn, Linda Lê…Hãy cùng tác giả Nguyễn Vĩnh Nguyên làm cuộc hành trình về quá khứ của thành phố ngàn hoa qua tác phẩm “Đà Lạt một thời hương xa” - Du khảo văn hóa Đà Lạt 1954 - 1975.

Bới bụi tìm lại 'Đà Lạt một thời hương xa'

Tiểu Vũ | 31/10/2016, 06:01

Có một Đà Lạt xưa cũ phủ đầy bụi thời gian đã dần được hé mở. Phía dưới lớp bụi mờ đó đã từng in những dấu chân phong trần của tao nhân mặc khách như: Nhất Linh, Hoàng Nguyên, Nguyễn Bạt Tụy, Phạm Duy, Phạm Công Thiện, Lê Uyên Phương, Đinh Cường, Trịnh Công Sơn, Linda Lê…Hãy cùng tác giả Nguyễn Vĩnh Nguyên làm cuộc hành trình về quá khứ của thành phố ngàn hoa qua tác phẩm “Đà Lạt một thời hương xa” - Du khảo văn hóa Đà Lạt 1954 - 1975.

Đà Lạt được kiến tạo từ những cuộc du hành văn hóa trong quá khứ. Đà Lạt từng là không gian văn hóa đô thị có sức hấp dẫn riêng, nơi gặp gỡ của những khát vọng tri thức lớn, điểm đến của những hành trình sáng tạo đầy lý tưởng.

Tất cả đặc biệt cô đọng trong giai đoạn hai mươi năm mà tác giả cuốn sách này chọn khảo sát - một quá khứ gần - nhưng dường như đang đứng trước nguy cơ bị phủ lấp, xóa nhòa bởi bụi thời gian…

Nhân vật, sự kiện, hiện tượng văn hóa được phục dựng lại bằng ghi chép điền dã khảo cứu, kết nối tư liệu và những kiến giải riêng. Quá khứ được đồng hiện trên nền văn phong vừa bay bổng vừa giàu chiêm nghiệm, định hình một lối văn với Đà Lạt, của riêng Đà Lạt.

Nhà văn Nguyễn Vĩnh Nguyên tại thư viện tỉnh Lâm Đồng -Ảnh:TL

Với cuốn du khảo này, Nguyễn Vĩnh Nguyên không còn là người lữ khách của vùng trời sương khói riêng tư nữa, mà là một nhà du hành, tri hành đường dài, dấn bước trong đơn độc về miền quá khứ với khát khao được chìm đắm vào tâm hồn của đô thị thời hoàng kim.

Món quà dành cho những người yêu và thực lòng muốn hiểu giá trị Đà Lạt.

Sương sớm Đà Lạt, năm 1952 -Ảnh: Đặng Văn Thông
Nhà văn Nhất Linh – Nguyễn Tường Tam trong một chuyến vào rừng tìm lan quý. Nhất Linh sống ẩn dật ở Đà Lạt từ 1955 đến 1958 -Ảnh: Vũ Hà Tuệ sưu tầm
Từ phải: Marybeth Clark, Nguyễn Văn Trung, Phạm Duy, Đinh Cường, Khánh Ly, Thái Lãng, Đỗ Long Vân chụp trong triển lãm tranh Đinh Cường ở Alliance française de Dalat, Noël 1965 -Ảnh: Đinh Trường Chinhcung cấp.

"Phạm Duy nói đại ý rằng, ông thấy ở Đà Lạt một đời sống châu Âu ngay trên đất nước mình. Trong khoảng đầu thập niên 1960, những chàng trai tuổi đôi mươi như: Đinh Cường, Trịnh Công Sơn, Phạm Công Thiện... chọn Đà Lạt để sống những tháng ngày “thơ mộng và giang hồ”, suy tưởng và băn khoăn.

Trông ảnh tư liệu, bộ dạng họ đôi khi như thể “nhập vai” những Albert Camus, Jean-Paul Sartre hay các văn sĩ Thế hệ Bỏ đi (Lost Generation) Mỹ từng ngang dọc ở Paris những năm tuổi trẻ. Đà Lạt là giấc mộng Paris, là khát khao đón “gió thổi đồi Tây” của nhiều trí thức, nghệ sĩ theo đuổi “hương xa” trong tâm thức dĩ Âu vi trung (lấy châu Âu làm trung tâm)... thời hậu thuộc địa." - Nguyễn Vinh Nguyên

Đường phố Đà Lạt, đoạn trước café Tùng, khoảng đầu thập niên 1960 -Ảnh: Gia đình café Tùng cung cấp.

Sách Đà Lạt một thời hương xa là kết quả 3 năm miệt mài tìm tòi, nghiên cứu với không biết bao nhiêu lần đi đi về về giữa Sài Gòn – Đà Lạt của nhà văn Nguyễn Vĩnh Nguyên. Cuốn sách du khảo văn hóa của Đà Lạt trong giai đoạn 1954-1975.

Từ trái sang: Khánh Ly, Đỗ Long Vân, Đinh Cường, Trịnh Xuân Tịnh tại triển lãm tranh Đinh Cường ở Alliance française de Dalat, Noël 1965 - Ảnh:Đinh Trường Chinh cung cấp
Từ trái qua: Đinh Cường, Tôn Nữ Kim Phượng và Trịnh Công Sơn tại triển lãm tranh Đinh Cường ở Alliance française de Dalat, Noël 1965 - Ảnh:Đinh Trường Chinh cung cấp
Không gian thư viện Viện Đại học Đà Lạt - Ảnh:tư liệu NVN
Nhóm văn nghệ nữ sinh viên Viện Đại học Đà Lạt - Ảnh:tư liệu NVN
Một gia đình người Đà Lạt sống ở căn villa số 9, Rue des Rose (nay là Huỳnh Thúc Kháng) - Ảnh: tư liệu gia đình bà Nguyễn Thị Phong
Phạm Duy và Lệ Lan, mối tình làm nên cảm hứng của bản Cỏ hồng - Ảnh: tư liệu tác giả
Lê Uyên – Phương, đôi uyên ương nghệ sĩ Đà Lạt rất nổi tiếng trong giai đoạn cuối thập niên 1960, đầu 1970 - Ảnh:tư liệu
Bìa đĩa 45 vòng với giọng ca Thanh Tuyền - Ảnh tư liệu của tác giả

"Những ai mê nhạc ở miền Nam trước năm 1975 hẳn không thể quên hiện tượng thành công khá nhanh chóng của ca sĩ Thanh Tuyền. Sinh năm 1949, cô gái người Đà Lạt (tên thật Phạm Như Mai) được trời phú cho giọng ca trong trẻo rất đặc biệt, ví như “một dòng suối trong Đà Lạt”.(Trích từ Đà Lạt, một thời hương xa - Du khảo văn hóa Đà Lạt 1954 - 1975, NXB Trẻ 2016)

Danh ca Tuấn Ngọc - Ảnh: Tư liệu của tác giả

"Ngoài Thanh Tuyền và Tuấn Ngọc, nhiều người cũng biết Khánh Ly từng trốn mẹ đón chuyến xe chở rau từ Đà Lạt về Sài Gòn tham gia cuộc thi hát ở Đài Pháp Á tại rạp Norodom. Nhưng Khánh Ly trở lại với không gian phòng trà Đà Lạt một thời gian dài vì tình yêu với thành phố này và vì điều kiện riêng tư, cho đến khi cô rời xa được đô thị nhỏ bé trên cao nguyên để về Sài Gòn thì đã chín muồi điều kiện để trở thành một hiện tượng.'(Trích từ Đà Lạt, một thời hương xa - Du khảo văn hóa Đà Lạt 1954 - 1975, NXB Trẻ 2016)

Những tờ nhạc ca khúc nổi tiếng về Đà Lạt trước 1975 - Ảnh: Tư liệu của tác giả

Đà Lạt, một thời hương xadày 400 trang, có trên 200 hình ảnh tư liệu mới, cũ; chia ra ba phần: “Du hành thời gian”,“ Không gian đã mất” và “Phụ lục” là những tư liệu liệt kê về giáo dục, du lịch, hoạt động thanh niên… trong giai đoạn 1954-1975. Sách do Nhà xuất bản Trẻ vừa ấn hành.

Tiểu Vũ (TH)
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Không để thiếu điện trong bất cứ trường hợp nào
Với mục tiêu không để thiếu điện trong bất cứ trường hợp nào, Thủ tướng yêu cầu các Bộ, ngành, cơ quan chủ động đánh giá, dự báo sát tình hình; xây dựng các phương án, kể cả phương án xấu nhất.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Bới bụi tìm lại 'Đà Lạt một thời hương xa'