Đàm phán thương mại với Trung Quốc, phi hạt nhân hóa CHDCND Triều Tiên, tập hợp cộng đồng quốc tế kềm chế Iran, khôi phục dân chủ tại Venezuela là 4 “bài kiểm tra” quan trọng để xem liệu Tổng thống Donald Trump có thể đạt kết quả cụ thể từ chính sách đối ngoại gây tranh cãi mà ông theo đuổi hay không.

Bốn thử thách lớn cho ông Trump trong tháng 2

Nguyễn Cẩm Bình- 0901321282- 0601137933980 | 11/02/2019, 11:39

Đàm phán thương mại với Trung Quốc, phi hạt nhân hóa CHDCND Triều Tiên, tập hợp cộng đồng quốc tế kềm chế Iran, khôi phục dân chủ tại Venezuela là 4 “bài kiểm tra” quan trọng để xem liệu Tổng thống Donald Trump có thể đạt kết quả cụ thể từ chính sách đối ngoại gây tranh cãi mà ông theo đuổi hay không.

Phái đoàn Mỹ do Đại diện Thương mại Robert Lighthizer và Bộ trưởng Tài chính Steven Mnuchin dẫn đầu chuẩn bị sang Bắc Kinh vào đầu tuần tới, cố gắng xúc tiến đàm phán đạt thỏa thuận trước hạn chót 1.3.

Đạt được thỏa thuận không chỉ giúp đình chỉ kế hoạch tăng thuế đánh vào hàng Trung Quốc từ 10% lên 25%, mà còn cho thấy rằng hai nền kinh tế hàng đầu thế giới đủ khả năng tìm ra cách thức giải quyết bất đồng thương mại đem lại lợi ích cho cả hai. Quan trọng hơn, chuyện này sẽ chứng minh họ có thể xử lý tranh chấp khó khăn hơn về các loại công nghệ trong tương lai hay vấn đề khu vực.

Bằng cách giải quyết bất đồng thương mại, Mỹ - Trung có thể chứng minh họ sẽ xử lý được tranh chấp ở nhiều lĩnh vực khác - Ảnh: Trend AZ

Về vấn đề Triều Tiên, Tổng thống Trump nhân dịp đọc Thông điệp Liên bang tuyên bố gặp lại nhà lãnh đạo Kim Jong-un tại Việt Nam trong hai ngày 27 - 28.2.

Sự kiện sẽ kiểm nghiệm xem mối quan hệ tốt đẹp với nhà lãnh đạo Kim mà Tổng thống Trump phát triển có đem lại thành tựu trong quá trình phi hạt nhân hóa hay không?Nỗ lực ngoại giao trước đó đã giúp 3 công dân Mỹ được trả tự do, 55 hài cốt binh sĩ Mỹ được hồi hương.

Mặc dù giới tình báo Washington gần đây đánh giá Bình Nhưỡng khó mà từ bỏ vũ khí hạt nhân lẫn năng lực sản xuất chúng, nhưng Tổng thống Trump vẫn tin vào khả năng hội nghị thượng đỉnh cho ra một thỏa thuận tốt, do nhà lãnh đạo Kim rất muốn phát triển kinh tế đất nước.

Ông Trump chuẩn bị gặp lại nhà lãnh đạo Triều Tiên - Ảnh: NBC News

Trong hai ngày 13 - 14.2, Phó tổng thống Mike Pence cùng Ngoại trưởng Mike Pompeo lên kế hoạch tổ chức một hội nghị về an ninh - hòa bình Trung Đông tại Warsaw (Ba Lan). Giới truyền thông không tin hoạt động này tạo ra thêm nhiều sức ép về phía Iran, tranh thủ được sự ủng hộ cho kế hoạch hòa bình Israel - Palestine mà chính quyền Trump mới đưa ra, đặt nền móng xây dựng một liên minh Ả Rập vì lợi ích chung.

Một số điểm đáng quan tâm khi sự kiện diễn ra bao gồm tương tác giữa Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu với Ngoại trước Bahrain, Jordan, Oman, Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất và Ả Rập Saudi (chỉ dấu cho mức độ thành công của nỗ lực giúp Israel xây dựng quan hệ thân thiết hơn với các quốc gia Vùng Vịnh của Washington); tiến triển trong quá trình lập liên minh Ả Rập.

Tháng 2 cũng là thời điểm quyết định đối với Venezuela, với khả năng nhà lãnh đạo phe đối lập - được Mỹ cùng đồng minh châu Âu giúp sức - làm gia tăng bất mãn trong người dân, sự cô lập lẫn trừng phạt từ quốc tế để khiến chính quyền Tổng thống Nicolas Maduro rạn nứt nghiêm trọng.

Nhưng cũng có thể chính quyền Maduro thành công vượt qua. Trường hợp này nếu xảy ra sẽ đánh dấu sự suy giảm lợi ích toàn cầu nặng nề nhất mà Mỹ phải hứng chịu dưới thời ông Trump.

Tháng 2 là thời điểm quyết định với Venezuela - Ảnh: Sky News

Ngoài 4 “bài kiểm tra” nêu trên thì Mỹ trong tháng 2 còn phải xử lý vấn đềHiệp ước các lực lượng hạt nhân tầm trung (INF), sau khi nước này kích hoạt tiến trình rút khỏi.

Cẩm Bình (theo CNBC)
Bài liên quan
Một cơ sở thẩm mỹ bị đóng cửa đã cố tình thay tên để tiếp tục hoạt động trái phép
Sau khi bị xử phạt, đóng cửa 18 tháng, một cơ sở thẩm mỹ tại địa chỉ 57 Ba Tháng Hai, phường 11, quận 10, TP.HCM đã thay tên công ty và mở phòng khám chuyên khoa da liễu mang tên “An Nhi” nhằm né việc chấp hành quyết định xử phạt của cơ quan chức năng.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Không để thiếu điện trong bất cứ trường hợp nào
Với mục tiêu không để thiếu điện trong bất cứ trường hợp nào, Thủ tướng yêu cầu các Bộ, ngành, cơ quan chủ động đánh giá, dự báo sát tình hình; xây dựng các phương án, kể cả phương án xấu nhất.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Bốn thử thách lớn cho ông Trump trong tháng 2