Campuchia áp dụng các hình phạt cứng rắn với những ai vi phạm quy tắc trong bối cảnh dịch bệnh bùng phát mạnh.

Ca chết đầu tiên do COVID-19 ở Campuchia liên quan người Trung Quốc, Thủ tướng Husen ra lệnh chuẩn bị các lò hỏa táng mới

Nhân Hoàng | 11/03/2021, 15:00

Campuchia áp dụng các hình phạt cứng rắn với những ai vi phạm quy tắc trong bối cảnh dịch bệnh bùng phát mạnh.

Campuchia đã báo cáo chính thức cái chết đầu tiên do COVID-19 hôm 11.3, hơn 1 năm kể từ khi đại dịch bắt đầu và ngay khi cơ quan lập pháp của nước này thông qua các hình phạt mới nghiêm khắc với những ai vi phạm vi tắc.

Trong một thông báo, Bộ Y tế nước này cho biết một người đàn ông Campuchia 50 tuổi đã chết vì coronavirus tại Bệnh viện Hữu nghị Khmer - Xô Viết ở Thủ đô ​​Phnom Penh lúc 10 giờ 40 sáng.

Được chẩn đoán nhiễm COVID-19 vào ngày 27.2, người chết là tài xế (ở thành phố biển Sihanoukville) cho một công dân Trung Quốc cũng bị nhiễm bệnh. Cả hai trường hợp đều liên quan đến một đợt bùng phát ở Campuchia được gọi là "sự kiện ngày 20.2" khi nó được phát hiện lần đầu tiên.

Đợt bùng phát COVID-19 gây nên tình trạng tồi tệ nhất ở Campuchia cho đến nay, chiếm hơn một nửa trong tổng số 1.163 trường hợp mắc bệnh của cả nước, đã lan rộng đến 7 trong số 25 tỉnh và đe dọa câu chuyện thành công cho đến nay của Campuchia trong việc dập dịch.

Để hạn chế tình trạng lây nhiễm coronavirus, chính quyền Campuchia đã ra lệnh đóng cửa các trường học, địa điểm vui chơi giải trí và một số cơ sở kinh doanh. Hơn 10.000 người đang bị phong tỏa tại địa điểm liên quan đến các cụm này.

campuchia-co-nguoi-chet0-dau-tien-do-covid-19.jpg
Một lô hàng 600.000 liều vắc xin do Trung Quốc sản xuất đến Phnom Penh vào tháng 2.2021. Cái chết đầu tiên ở Campuchia do COVID-19 diễn ra sau khi nước này bắt đầu tiêm chủng

Thượng viện Campuchia hôm 11.3 đã thông qua luật trừng phạt hành vi không tuân thủ các biện pháp y tế công cộng. Sẽ được ban hành ngay sau khi nhận được chữ ký của nhà vua, đạo luật gồm các án tù từ 6 tháng đến 20 năm và phạt tiền lên đến 5.000 USD với những người hoặc nhóm gây nguy hiểm cho sức khỏe cộng đồng bằng cách bất chấp lệnh kiểm soát COVID-19.

Các ca nhiễm bệnh ban đầu gây ra "sự kiện ngày 20.2" có liên quan đến 4 công dân Trung Quốc trốn khỏi khu cách ly khách sạn sau khi bị cáo buộc hối lộ nhân viên bảo vệ.

Đầu tuần này, Thủ tướng Hun Sen đã ra lệnh cho các cơ quan chức năng chuẩn bị các lò hỏa táng mới, nói rằng trong trường hợp có các trường hợp tử vong liên quan đến COVID-19, các thi thể sẽ được hỏa táng.

Ông Hun Sen cũng kêu gọi các công chức và nhân viên tư nhân làm việc tại nhà, thừa nhận COVID-19 đã lây lan giữa các quan chức.

Thủ tướng Campuchia nói: “Bằng cách ở nhà, chúng ta có thể tránh được những rủi ro mà chúng ta không thể nhìn thấy và tránh được những người đã bị nhiễm bệnh”.

Tài xế ở thành phố biển Sihanoukville là trường hợp tử vong chính thức đầu tiên do COVID-19, sau cái chết của một nam công dân Trung Quốc dương tính với COVID-19 vào tuần trước tại trung tâm kiểm dịch. Các nhà chức trách đổ lỗi cho cái chết của công dân Trung Quốc này do sử dụng ma túy quá liều.

Cái chết đó đã thu hút sự quan tâm của mọi người và chứng kiến ​​trung tâm cách ly bị đóng cửa. Thủ tướng Hun Sen nói rằng ông bị "sốc" trước điều kiện bên trong tòa nhà cách ly kiểu nhà kho. Bệnh nhân đã được chuyển đến khách sạn.

Campuchia bùng phát dịch bệnh COVID-19 khi các cơ quan y tế của nước này tiến hành triển khai tiêm vắc xin.

Những mũi tiêm đầu tiên bắt đầu vào tháng 2.2021 với một lô liều vắc xin Sinopharm do Trung Quốc tài trợ. Vào tháng 3.2021, Thủ tướng Hun Sen là một trong những người đầu tiên tiêm vắc xin AstraZeneca (Anh), được cung cấp thông qua chương trình COVAX do Liên Hợp Quốc hậu thuẫn.

ca-chet-dau-tien-o-campuchia-lien-quan-nguoi-trung-quoc2.jpg
Thủ tướng Hun Sen tiêm vắc xin COVID-19 của AstraZeneca ngày 4.3 

Campuchia đã nhận lô hàng vắc xin Sinopharm đầu tiên với 600.000 liều vào ngày 7.2.2021. Campuchia bắt đầu tiêm chủng đại trà vào ngày 10.2.

Con trai của ông Hun Sen là người đầu tiên tiêm vắc xin Sinopharm, tiếp đến là các bộ trưởng và quan chức chính phủ.

Hôm 5.2, ông Hun Sen đổi ý, quyết định không tiêm vắc xin Sinopharm vì lý do tuổi tác. Ông Hun Sen đã 68 tuổi trong khi vắc xin Sinopharm được cấp phép cho người từ 18 tới 59 tuổi, vì đây là nhóm dân số được nghiên cứu trong các thử nghiệm lâm sàng.

Khi chưa có dữ liệu về hiệu quả của vắc xin Sinopharm với các nhóm tuổi khác, các quốc gia nhận vắc xin tự quyết định có sử dụng cho người lớn tuổi hơn hay không.

Đầu tháng 3, Thủ tướng cho biết Campuchia đang muốn dự trữ 20 triệu liều vắc xin để tiêm cho 10 triệu người, tương đương 2/3 dân số. Campuchia dự kiến nhận được 7 triệu liều vắc xin thông qua sáng kiến COVAX.

Tham nhũng đe dọa sự thành công của Campuchia trong việc dập dịch COVID-19

Đợt bùng phát COVID-19 mới nhất ở Campuchia liên quan đến việc công dân Trung Quốc hối lộ nhân viên an ninh để được rời khu cách ly sớm hơn.

Campuchia đang cố gắng kiểm soát đợt bùng phát COVID-19 tồi tệ nhất kể từ khi đại dịch bắt đầu.

Được phát hiện hôm 20.2, nhóm bệnh mới chủ yếu là công dân Trung Quốc ở Thủ đô Phnom Penh, Campuchia, với tâm chấn của đợt bùng phát COVID-19 được xác định là một hộp đêm.

Với 15,5 triệu dân, Campuchia từng được quốc tế công nhận về khả năng xử lý coronavirus. Song, vụ bùng phát COVID-19 gần nhất đã làm nổi bật tình trạng tham nhũng phổ biến ở Campuchia đe dọa đến chuyện dập dịch COVID-19 thành công như thế nào.

Vụ việc này liên quan đến 4 công dân Trung Quốc hối lộ 2 nhân viên an ninh để rời khỏi khu cách ly khách sạn trước 14 ngày theo quy định, theo tờ Khmer Times. Tờ báo đưa tin rằng 2 nhân viên an ninh đã bị giam giữ.

500074300206_33367-002.jpg
Hình ảnh công dân Trung Quốc trốn khỏi khu cách ly được trích xuất từ camera an ninh - Ảnh: Khmer Times

Vụ trốn cách ly sớm trên không phải là lần đầu tiên ở Campuchia. Các nhà chức trách gần đây đã tăng tiền phạt với những người trốn tránh cách ly, cũng như bất kỳ ai bị phát hiện giúp họ rời đi, sau một số trường hợp người bỏ trốn.

Nhà vận động chống tham nhũng của Campuchia - San Chey đổ lỗi cho việc giám sát yếu kém, điều mà ông cho là nguy hiểm trong thời kỳ đại dịch COVID-19.

San Chey, người đứng đầu Mạng lưới liên kết về trách nhiệm xã hội ở Campuchia, cho biết: “Việc giám sát kém có thể dẫn đến tham nhũng”.

Việc bùng phát COVID-19 cũng xảy ra sau vụ bê bối tham nhũng liên quan đến một cảnh sát trưởng địa phương đóng quân gần biên giới Campuchia - Thái Lan.

Người đàn ông này phải đối mặt với cáo buộc hỗ trợ những kẻ buôn lậu di chuyển người bất hợp pháp qua biên giới.

Trước khi dịch bùng phát ở Thủ đô Phnom Penh, lao động nhập cư trở về từ Thái Lan là nguồn lây nhiễm lớn nhất ở Campuchia.

Vụ án tham nhũng ở biên giới được cả nước chú ý khi Thủ tướng Hun Sen tuyên bố hành động này là không thể tha thứ.

Việc đóng cửa biên giới đã thúc đẩy nhiều người quay trở lại tìm kiếm những người môi giới để đưa họ về nước. Một công nhân nhập cư 27 tuổi nói chuyện với trang Nikkei qua điện thoại rằng đã trả khoảng 100 USD để vào lại Campuchia sau khi nhà máy mà anh làm ở Thái Lan đóng cửa vào tháng 12.2020.

"Tôi đã đi qua một trạm kiểm soát bất hợp pháp. Tôi phải trả rất nhiều tiền. Tôi cần phải trả gấp 10 lần những gì tôi thường trả... Những người môi giới nói với chúng tôi rằng họ cần phải đi một con đường khác và trả cho cảnh sát", công nhân tên Lay (yêu cầu giấu họ) nói.

Theo chỉ số nhận thức về tham nhũng của Tổ chức Minh bạch Quốc tế, tình trạng ăn cắp vặt phổ biến ở Campuchia, nước được xếp hạng cao trong số các quốc gia tham nhũng nhất trên thế giới.

Pech Pisey, Giám đốc điều hành của Tổ chức Minh bạch Quốc tế tại Campuchia, cho biết hậu quả của tham nhũng ngày càng nghiêm trọng hơn do đại dịch COVID-19.

Các vụ việc liên quan đến sĩ quan cảnh sát ở biên giới và nhân viên bảo vệ tại khách sạn đã tái khẳng định rằng tham nhũng, hối lộ có thể gây hại cho sức khỏe cộng đồng và có thể gây tử vong. Hậu quả là rất lớn vì nó gây ra các mối đe dọa với sức khỏe cộng đồng và ảnh hưởng đến các hoạt động kinh tế hàng ngày của những người dân bình thường", ông nói và kêu gọi một cuộc điều tra minh bạch.

Bài liên quan
Báo Campuchia công bố hình ảnh 2 phụ nữ Việt Nam nhiễm COVID-19 làm phức tạp cuộc chiến chống dịch
Tỉnh Svay Rieng cho biết 2 phụ nữ Việt Nam nhiễm COVID-19 đã bị cảnh sát cửa khẩu chặn lại tại Trạm Kiểm soát Biên giới Quốc tế Bavet vào ngày 28.2

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Đa dạng hóa loại hình và nguồn lực cho đào tạo nhân lực bán dẫn
2 giờ trước Nhịp đập khoa học
Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, phát triển nguồn nhân lực cho công nghiệp bán dẫn là "đột phá của đột phá" trong đào tạo nhân lực chất lượng cao.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Ca chết đầu tiên do COVID-19 ở Campuchia liên quan người Trung Quốc, Thủ tướng Husen ra lệnh chuẩn bị các lò hỏa táng mới