Sau khi bị mèo cắn, ông U. không đi tiêm phòng bệnh dại, cũng không sử dụng biện pháp dân gian lấy nọc nên đã tử vong 3 tháng sau đó.

Cà Mau: Nghi vấn bị mèo cắn, 3 tháng sau tử vong vì không tiêm phòng

10/10/2019, 11:32

Sau khi bị mèo cắn, ông U. không đi tiêm phòng bệnh dại, cũng không sử dụng biện pháp dân gian lấy nọc nên đã tử vong 3 tháng sau đó.

1 người đàn ông tử vong sau khi bị mèo cắn - Ảnh minh họa

Ngày 10.10, tin từ trung tâm Y tế Dự phòng tỉnh Cà Mau cho hay, tại địa phương này vừa có trường hợp tử vong vì bệnh dại sau khi bị mèo cắn. Đó là trường hợp của ông Dương Văn U. (43 tuổi ngụ xã Phú Thuận, H.Phú Tân, Cà Mau).

Theo người nhà ông U., khoảng 3 tháng trước, ông có bị con mèo của gia đình cắn vào ngón trỏ của bàn chân phải, chảy máu nhiều. Ít lâu sau, con mèo này bị con chó của gia đình ông U. cắn chết.

Sau khi bị mèo cắn, ông U. không đi tiêm phòng bệnh dại, cũng không sử dụng biện pháp dân gian để lấy nọc. Gần đây, ông U. có biểu hiện mệt kèm theo ớn lạnh, được người nhà mua thuốc uống nhưng không giảm.

Sau đó, gia đình đưa ông U. đến Bệnh viện đa khoa H.Cái Nước để điều trị. Tại đây, bệnh nhân được chẩn đoán theo dõi bệnh dại và chuyển đến Bệnh viện đa khoa tỉnh Cà Mau để tiếp tục điều trị. Sau đó, ông được chuyển lên Bệnh viện Nhiệt Đới và tử vong ngày 7.10.

Kết quả xét nghiệm, ông U. dương tính với bệnh dại. Hiện cơ quan chức năng cũng lấy mẫu con chó cắn chết con mèo trên gửi Chi cục Thú y vùng VI xét nghiệm bệnh dại.

Theo Trung tâm y tế Dự phòng tỉnh Cà Mau, từ đầu năm đến nay, toàn tỉnh Cà Mau ghi nhận 12 ổ dịch nghi dại trên chó (H.Trần Văn Thời có 4 ca, H.Cái Nước 4 ca; TP.Cà Mau 2 ca; H.Phú Tân 1 ca và H.Ngọc Hiển 1 ca).

Trong đó, số ca mắc và tử vong gồm 4 trường hợp tại TT.Sông Đốc (H.Trần Văn Thời); xã Phú Tân và xã Phú Mỹ (H.Phú Tân) và xã Khánh Hội (H.U Minh).

Để chủ động phòng chống bệnh dại, ngành Y tế khuyến cáo người dân cần thực hiện tốt các biện pháp sau: tiêm phòng dại cho chó, mèo nuôi; nuôi chó phải xích, nhốt, khi ra đường phải mang rọ mõm; diệt chó chạy rong, chó vô chủ; không nên đùa nghịch, chọc phá các con vật nuôi…

Khi bị chó, mèo cắn cần rửa vết thương dưới vòi nước chảy ngay lập tức với xà phòng liên tục trong15 phút. Nếu không có xà phòng có thể xối rửa vết thương bằng nước thông thường. Đây là phương pháp sơ cứu nhưng lại rất hiệu quả để chống lại bệnh dại.

Sau đó sát khuẩn vết thương với cồn 70%, cồn iod để làm giảm thiểu lượng vi rút dại tại vết cắn. Chú ý hạn chế làm dập vết thương và không băng kín vết thương.

Người bị chó, mèo cắn cần đến ngay trung tâm y tế hoặc các điểm tiêm ngừa vắc-xin dại gần nhất để được tư vấn và tiêm phòng dại kịp thời. Tuyệt đối không tự chữa hoặc điều trị thuốc nam, thuốc gia truyền, sẽ nguy cơ đến tính mạng người bị chó cắn.

Nguyệt Danh

Bài liên quan
Mỗi tháng TP.HCM có gần 10.000 người dân bị chó, mèo cắn phải tiêm phòng dại
Thông tin trên được bà Lê Hồng Nga - Phó giám đốc Trung tâm kiểm soát bệnh tật TP.HCM cho biết tại cuộc họp báo thông tin về tình hình kinh tế - xã hội TP.HCM vào chiều 21.3.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Công nghệ thông tin là ngành luôn ‘khát nhân lực’
một giờ trước Khoa học - công nghệ
Ngày 28.3, Công viên phần mềm Quang Trung (QTSC) cùng Trung tâm Hỗ trợ và tư vấn chuyển đổi số TP.HCM (DXCenter) đã tổ chức hội thảo chia sẻ về xu hướng ngành công nghệ thông tin và cơ hội nghề nghiệp cho sinh viên.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Cà Mau: Nghi vấn bị mèo cắn, 3 tháng sau tử vong vì không tiêm phòng