Những ngày nắng tháng ba như đổ lửa, đội quân vé số dạo tại TP. Hồ Chí Minh phái “đổ mồ hôi, sôi nước mắt" để chào mời khách. Suốt nhiều ngày cải trang, thâm nhập vào thế giới của nhũng người "bán uớc mơ”, chúng tôi phát hiện ra nhiều điều bất ngờ.

Cạnh tranh khốc liệt trong nghề... bán vé số dạo

Một Thế Giới | 30/03/2015, 05:57

Những ngày nắng tháng ba như đổ lửa, đội quân vé số dạo tại TP. Hồ Chí Minh phái “đổ mồ hôi, sôi nước mắt" để chào mời khách. Suốt nhiều ngày cải trang, thâm nhập vào thế giới của nhũng người "bán uớc mơ”, chúng tôi phát hiện ra nhiều điều bất ngờ.

Một sáng trung tuần tháng ba, tôi đến đại lý vé số T. ( đường Phan Đinh Phùng, Q. Phú Nhuận) để nhận vé số. 
Với chất giọng miền Trung đặc thù, hoàn cảnh khó khăn muốn kiếm việc làm, trong bộ cánh nhàu nát cũ kĩ, tôi đã đóng vai đi bán vé số dạo “ngon lành”.

TRÀ VÉ THỪA TRƯỚC HAI GIÒ CHIỀU

Nhìn khách lạ từ đầu tới chân sau vài phút, ông chủ đại lý mập ú, mình trần trùng trục hỏi tôi quê ở đâu, tại sao lại phải làm nghề này, thuê trọ ra sao? 
Nghe hoàn cảnh của tôi trình bày là “thất nghiệp, ở quê nghèo khó”, ông chủ đại lý hất hàm hỏi: “Lấy bao nhiêu tờ đây?”. 
Nếu lấy 200 tờ thì đại lý bán ra mỗi tờ là 8.800 đồng (trên mệnh giá của tờ vé số là 10.000 đồng), tôi phải trả trước 1.760.000 đồng. Đến hai giờ chiều, nếu khổng bán hết thì tôi chỉ được trả lại 20 tờ (chiếm 10% số tờ đã mua - P.V). 
Nếu lấy 100 tờ, tôi phải trả 880.000 đồng và chỉ được trả lại 10 tờ. Trước “thách thức” quá lớn này, tôi chỉ xin nhận 50 tờ vé số với lí do “ngày đầu đi bán thử xem sao, những ngày sau sẽ lấy nhiều hơn”. 
Giá gốc mỗi tờ vé số là 8.800 đồng, nếu bán được 50 tờ thì tôi thu về 60 nghìn đồng tiền lãi. Nhưng phải trả năm tờ vé số thừa (nếu có) cho đại lý trước hai giờ chiều theo quy định để đưa về công ty. “Chậm chân là ôm luôn vé số thừa em nhé” - ông chủ đại lý nói vọng theo.
Việc đầu tiên của tôi là vào chợ Phú Nhuận mua một cái túi xách đeo lủng lẳng bên hông để cho vé số khỏi bị nhàu nát hay ướt đẫm nếu có trời mưa. 
Bên trong đó, tôi còn đặt sổ dò những ngày hôm trước để đưa cho khách có nhu cầu mà ông chủ đại lý "tặng” cho lúc nãy.
Sau khi có đủ “đồ nghề”, tôi bắt đầu ra đường dưới vành mũ lưỡi trai lụp xụp để che bớt nắng hè. Đi bộ dọc đường Phan Đình Phùng, vượt qua cầu Kiệu cùng với tập vé số trên tay mà không có ai mua tờ nào làm tôi bắt đầu cảm thấy nản. 
Đi tới đường Hai Bà Trưng, giơ tập vé số mà chào mời khản cả giọng, một bà đi chợ thương tình rút một tờ kèm theo câu hỏi có phần chia sẻ: ‘Trai tráng đẹp trai thế này mà đi bán vé số sao con?”. 
Tôi lại lò dò đi dọc vỉa hè để bán tiếp. Tới một tiệm bán quần áo, mới thấy tập vé số, chủ nhà đã đuổi tôi như đuổi tà vì “mới sáng mở hàng mà vé số lại quấy rầy”. 
Trên đường đi, tôi quan sát có nhiều người như mình. Có lẽ họ thấy tôi là gương mặt mới toanh nên nhìn tôi với ánh mắt ái ngại. Một chị bán dạo ghé tai tôi nói: “Đàn ông mà lười lao động quá, còn nhiều việc phải làm, sao mà lại đi làm cái việc của người già, trẻ con vậy?”.
Tới ngã tư Hai Bà Trưng - Võ Thị Sáu (Q3), tôi ngồi bệt dưới gốc cây, cạnh một sạp báo ven đường để nghỉ mệt. Mồ hôi túa ra như tắm, từng giọt mồ hôi lăn dài trên trán, chảy vào mắt cay xè. 
Vài người đi đường chờ đèn xanh thấy cậu trai trẻ tội nghiệp nên rút vội vài tờ. Do không có kinh nghiệm nên tôi đưa cả tập vé số cho họ mà không chút băn khoăn với nhã ý, khách thích mua số nào đẹp thì cứ rút thoải mái.
 Trông thấy thế, chị bán báo lớn tiếng: “Cưng ơi, cưng không nên đưa cả tập vé số vì gặp người xấu là nó rịn ga xe máy chạy luôn đó. Ngồi ở đây, chị thấy nhiều người bị rồi. Lúc chờ đèn đỏ, một số thằng choai choai giả vờ mua vé số rồi chạy mất tiêu. Tội nghiệp mấy người bán lắm!”. 
Lời khuyên răn của chị bán báo tốt bụng làm tôi phải nghĩ lại. Nếu không cẩn thận sẽ mất “cả chì lẫn chài”. 
Đi về phía trước mà số tiền vé số bán không nhiều nên tôi quyết định quay lại trước cổng Bệnh viện Q1. Một số người nhà bệnh nhân đang đứng trước cổng thương tình mua giúp tôi vài tờ.
 Có người mua một xấp cả chục tờ kèm theo lời dặn: “Tôi mà trúng độc đắc thì sẽ tìm ông”. Vài người hỏi có số đuôi 73 không? Tôi dò tới dò lui thì không thấy số này.
Gần đến giờ trưa, đôi chân tôi nặng như mang cùm, đôi mắt hoa lên, bụng thì sôi sùng sục. Tới ngã tư Hai Bà Trưng - Trần Quốc Toản (Q3), thấy nhiều chị em bán vé số dạo đang ngồi cắn bánh mì ngấu nghiến để chống đói, tôi sà vào hỏi chuyện. 
Câu đầu tiên mà họ hỏi là tôi tên gì, quê ở đâu, trọ chỗ nào. 12 giờ trưa, không ai bảo ai, mạnh người nào người nấy tỏa đi các hướng, gần với trục đường mà họ sẽ về đến đại lý để “hốt cú chót”. 
Nếu còn dư 10% số tờ để trả lại đại lý thì xem như... thành công. Có người vừa đi vừa giơ cao trên tay để mong sự thương hại của khách vãng lai hay người qua đường.
Riêng tôi, từ đường Trần Quốc Toản, tôi đi qua tới đựờng Nam Kỳ Khởi Nghĩa, vòng qua đường Điện Biên Phủ, về lại đường Hai Bà Trưng. 
Vài người đi đường thấy tôi lủi thủi đi thì ngoắc tay lại mua cho vài tờ nhưng có người thấy tôi chào mời thì xua tay rồi văng tục: “Đ.M, không thấy tao đang nói chuyện sao!”. 
Bụng bảo dạ, thôi thì tôi phải tránh xa những cuộc nói chuyện ra, nếu không muốn ăn đòn vi làm phiền người khác.
Đồng hồ đã chỉ 1 giờ 30 phút chiều, nghĩa là tôi chỉ còn lại nửa giờ đồng hồ để trả năm tờ vé số thừa. Lúc này, những người bán vé sổ mà tôi gặp trên đường ai cũng “tăng tốc”. Có người như gào lên để tạo sự chú ý bên vệ đường. Có người đi như chạy. 
Lại có người nhìn tôi với ánh mắt “hình viên đạn” vì dám cả gan đi bán vé số trên tuyến đường của họ. Song cũng có nhiều bà, nhiều chị mà tôi gặp lúc trưa hỏi nhỏ: “Bán được không em?”, về tới nhà của đại lý đúng hai giờ kém năm phút, tôi trả lại năm tờ theo quỵ định và còn dư ra... 20 tờ.
 Như vậy, tôi đã “âm” vào số tiền cọc lúc sáng, ông chủ đại lý nói với tôi: “Nhìn bộ em hiền quá, buôn bán phải có chiêu. Ngày đầu là vậy thôi, cố lên những ngày hôm sau nhé!”.
Ngày hôm sau, tôi lại đến đại lý lúc sáng sớm. Lần này tôi cũng xin lấy 50 tờ với điều kiện như trên và kèm theo tiền cọc.
 Sau khi di chuyển lên trục đường Trường Chinh (Q.Tân Bình), tôi gửi xe máy để tha thẩn đi bán dạo. Giữa trưa, tôi đi qua khu vực ga Sài Gòn (Q3)... Kết quả của những ngày tiếp theo cũng không khả quan hơn ngày đầu tiên khi tôi phải chịu lỗ hơn 20 tờ vé số mỗi ngày. Nhưng cái được nhất là mối quan hệ với những bạn “đồng nghiệp” khắp tứ phương, cùng tề tựu về Sài Gòn kiếm sống bên vỉa hè, vệ đường bởi họ thường ít nói về mình.

NHỮNG "ĐỒNG NGHIỆP" ĐÁNG THƯƠNG

Trên bước đựờng đi bán vé số dạo của mình, có nhiều người mẹ dắt con nhỏ cùng đi bán. Nhiều người cho rằng đó là họ thuê con nít để “tạo hình” nhưng sự thật không hẳn như vậy. 
Trưa nắng chói chang, người đi đường mặc đồ kín mít từ đẩu đến chân để trốn nóng nhưng trước hãng xe Mercedes, cạnh đường Trường Chinh (P15 Q.Tân Bình) có một người mẹ đang lủi thủi cùng hai con nhỏ tìm bóng mát của cây xanh trú ngụ. 
Trên tay chị, tập vé số vẫn đong đưa như là dấu hiệu mời chào người đi đường xin hãy chú ý, nếu được thì dừng xe vài phút để mua giúp mẹ con họ một tờ may mắn. Một phút của người đi đường nhưng đó là cơ hội kiếm cơm của gia đình chị mỗi ngày. 
Vuốt vội những giọt mồ hôi trong hơi thở mệt mỏi, người mẹ cho biết tên là Hoàng Thị Huế (quê tít huyện Quảng Xương, Thanh Hóa). Chị biết sinh năm Mùi nhưng không biết cụ thể là năm bao nhiêu! “Mẹ kể lại khi tôi chào đời nhằm năm con Dê, gia đình còn khổ hơn bây giờ nhiều” - chị Huế sầu giọng giãi bày.
Trong lúc nói chuyện với tôi thì đứa con trai lớn của chị là Nguyễn Văn Thành (11 tuổi) lăn đùng ra vỉa hè ngủ vì mệt. Trước khi đặt lưng xuống, cháu chỉ kịp đặt một tấm bạt ni-lông nhàu nát mới lượm được hôm qua. Dáng cháu nằm cong queo vì sốt mấy hôm nay do thời tiết nóng bức.
 Ngồi cạnh mẹ, cháu nhỏ còn lại tên là Nguyễn Thị Hằng (5 tuổi) nhỏ thó, đen đúa như câm lặng vì đói. Người mẹ một tay ôm con vào lòng, tay còn lại thì cầm tập vé số ra vẫy về phía mặt đường rồi nói: “Gắng tí nữa, mẹ mua cho ổ bánh mì”. Cô bé gật đầu ngoan ngoãn. Chứng kiến cảnh này, ai mà không mủi lòng. Tôi rút tiền trong túi ra cho bé. 
Bé gật đầu cảm ơn và chạy đi mua bánh mì lót dạ, nhưng trông thấy người bán xe kem Wall s, Hằng chạy vọt theo để gọi cho bằng được. Mua được cây kem mát lạnh, cô bé có đôi mắt bồ câu ăn ngấu nghiến như chưa bao giờ được ăn. 
Người mẹ nghèo khó lại tâm sự chuyện đời mỗi lúc một buồn: “Ba mẹ con tôi “phụ trách” con đường này, chồng tôi là Nguyễn Văn Tuấn lo bán vé số ở dưới cầu Tham Lương. Mồi ngày, mấy mẹ con bán được 50 tờ, lời 50 nghìn đồng nhung cũng lắm hôm gập bọn lưu manh, tụi nó lừa lấy hết tập vé số hoặc mua 2 - 3 tờ nhưng không đưa tiền mà lên xe máy chuồn mất là hôm ấy tụi nhỏ húp cháo”. 
Nghe chị kể đến đây, tôi thấy cay cay nơi sống mũi. Bọn giang hồ không hề buông tha kể cả nhũng người nghèo khổ nhập cư vào kiếm sống. Chúng có còn lương tâm của một con người hay không?!
Trên lề đường Trần Quốc Toản (Q3), chị Đinh Thị Hoa (SN 1983, quê huyện Yên Thành, Nghệ An) và đứa con là Đinh Công Đạt (3 tuổi) có hoàn cảnh tương tự.
 Thuê nhà ở P.Thạnh Xuân (Q12) giá 800 nghìn đồng một tháng, mỗi sáng sớm, hai mẹ con lại đi xe buýt xuống trung tâm Q1 bán và chiều lại quay về với số tiền là 12 nghìn đồng. Ngày trước, chị yêu một gã sở khanh tên Nguyễn Văn H. Khi phát hiện Hoa có bầu, H. nói Hoa phá đi nhưng tình mẫu tử không cho phép Hoa làm điều đó.
 Ai cũng nói Hoa phá thai nhưng cô quyết tâm giữ lại giọt máu của mình và nó lớn nhanh chóng như hiện nay. Chị Hoa đã nhiều lần bị lừa khi nhiều thanh niên buột miệng nói: “Chị có con cái tội nghiệp quá, đưa tập vé số cho tụi tui mua cho" rồi mất hút trong đám đông. Trước tết, đồng hương của chị Hoa là bà Nguyễn Thị Loan đi bán cũng bị một người phụ nữ lừa lấy mất hết vé số. Chờ đến bảy giờ tối không thấy ả kia đâu, bà Loan chỉ biết ngồi khóc...

Ngoài những phụ nữ dắt con nhỏ đi mưu sinh, còn có nhiều người ở tuổi thất thập, bát thập cũng tha hương đi tìm nguồn sổng. Các cụ ông, cụ bà này không có sức để đi bộ, không tranh mua tranh bán với lớp trẻ được nên thường tìm những nơi đông đúc người qua lại để chờ sự cảm thông của khách đi đường...

An Hoa / Theo Công an TPHCM


Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Kinh tế-xã hội những năm gần đây và triển vọng trong năm nay - Bài 5: Thách thức và triển vọng
Bước vào năm 2024, nền kinh tế Việt Nam đứng trước những thách thức lớn buộc phải quan tâm, đó là: thuế tối thiểu toàn cầu, thuế môi trường và nguồn năng lượng.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Cạnh tranh khốc liệt trong nghề... bán vé số dạo