Vắc xin COVID-19 của Moderna có thể được sử dụng cho trẻ em và thanh thiếu niên ở Mỹ trong vòng vài tuần nữa, Giám đốc điều hành công ty cho biết trong cuộc phỏng vấn trước hội nghị Sức khỏe Toàn diện của Reuters (diễn ra từ ngày 15 - 18.11).

CEO Moderna: Sắp có vắc xin COVID-19 cho trẻ em 6-11 tuổi, cần tiêm liều tăng cường hằng năm từ 2023

Sơn Vân | 28/10/2021, 09:54

Vắc xin COVID-19 của Moderna có thể được sử dụng cho trẻ em và thanh thiếu niên ở Mỹ trong vòng vài tuần nữa, Giám đốc điều hành công ty cho biết trong cuộc phỏng vấn trước hội nghị Sức khỏe Toàn diện của Reuters (diễn ra từ ngày 15 - 18.11).

Dựa trên cuộc đối thoại với Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA), Giám đốc điều hành Moderna - Stéphane Bancel tin rằng vắc xin COVID-19 của hãng này sẽ được cấp phép cho người từ 12 đến 17 tuổi trong vài tuần tới.

Moderna dự định sẽ sớm nộp đơn xin cấp phép sử dụng vắc xin ở trẻ em từ 6 đến 11 tuổi theo quy định riêng của Mỹ , Stéphane Bancel cho biết và nói thêm rằng ông hy vọng rằng nhóm tuổi này có thể bắt đầu nhận được các mũi tiêm của Moderna cuối năm nay.

Ông Stéphane Bancel nói với Reuters: “Hoàn toàn có thể xảy ra vào dịp Giáng sinh này, trẻ từ 6 đến 11 tuổi sẽ được tiếp cận với vắc xin của Moderna”.

Moderna dự kiến ​​sẽ công bố dữ liệu từ nghiên cứu vắc xin của mình ở trẻ em từ 6 tháng đến 6 tuổi vào cuối năm nay hoặc đầu năm 2022, ông Stéphane Bancel cho biết.

Moderna đã nộp đơn xin FDA cấp phép vắc xin cho những người từ 12 đến 17 tuổi vào tháng 8. Công ty công nghệ sinh học Mỹ đã công bố dữ liệu tích cực từ thử nghiệm lâm sàng ở trẻ em từ 6 đến 11 tuổi trong tuần này, nhưng vẫn chưa nộp đơn đăng ký cho các cơ quan quản lý cho nhóm tuổi đó.

Hôm 25.10, Moderna cho biết vắc xin COVID-19 của họ đã tạo ra đáp ứng miễn dịch mạnh mẽ và thường được dung nạp tốt ở trẻ em từ 6 đến 11 tuổi.
Công ty công nghệ sinh học Mỹ có kế hoạch sớm gửi dữ liệu cho các cơ quan quản lý.

Moderna cho biết vắc xin hai liều của họ tạo ra kháng thể trung hòa vi rút SARS-COV-2 ở trẻ em và độ an toàn có thể so sánh với những gì từng thấy trước đây trong các thử nghiệm lâm sàng ở thanh thiếu niên, người lớn.

Moderna nói phần lớn các tác dụng phụ trong cuộc thử nghiệm với 4.753 người tham gia, ở mức độ nhẹ hoặc trung bình, với mệt mỏi, nhức đầu, sốt và đau vết tiêm là phổ biến nhất.

Vắc xin được sử dụng trong thử nghiệm có liều lượng 50 microgram, bằng một nửa sức mạnh được sử dụng trong vắc xin chính dành cho người lớn. Liều 50 microgram cũng được phép sử dụng như một mũi tiêm tăng cường của Moderna.

ceo-moderna-sap-co-vac-xin-covid-19-cho-tre-em-6-11-tuoi.jpg
Giám đốc điều hành Moderna - Stéphane Bancel

Trẻ em hiếm khi bị bệnh nặng hoặc tử vong do COVID-19 so với người lớn. Thế nhưng, các trường hợp bị biến chứng và nhiễm vi rút SARS-CoV-2 ở trẻ em chưa được tiêm vắc xin đã tăng lên do biến thể Delta dễ lây truyền.

Hôm 26.10, một nhóm cố vấn của FDA đã ủng hộ việc sử dụng vắc xin Pfizer ở trẻ em từ 5 đến 11 tuổi. Điều đó vẫn cần được FDA cùng Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC) cho phép.

Biến thể Delta làm tăng đột biến số ca COVID-19 trên toàn cầu những tháng gần đây và một số quốc gia bắt đầu tiêm liều vắc xin tăng cường cho một số người để giúp chống lại sự gia tăng này.

Các nhà quản lý Mỹ tuần trước đã cho phép tiêm mũi vắc xin Moderna tăng cường bằng 1 nửa liều lượng so với mũi ban đầu (50 microgram so với 100 microgram) cho những người từ 65 tuổi trở lên và những ai có nguy cơ mắc bệnh nặng do các vấn đề sức khỏe hoặc nguy cơ phơi nhiễm vi rút cao do công việc của họ.

Pfizer - BioNTech đã được FDA phê duyệt liều vắc xin tăng cường cho các nhóm tương tự vào tháng 9.

Stéphane Bancel dự báo những người trên 50 tuổi sẽ cần tiêm liều vắc xin COVID-19 tăng cường hằng năm bắt đầu từ 2023 vì khả năng bảo vệ chống lại vi rút SARS-CoV-2 sẽ suy yếu theo thời gian. Một số chuyên gia nói rằng chưa rõ liệu liều vắc xin tăng cường có cần thiết trên diện rộng hay không.

Giám đốc điều hành Moderna nói: “Tôi có thể thấy một thế giới mà từ năm 2023, tất cả mọi người từ 50 tuổi trở lên được tiêm liều vắc xin tăng cường hằng năm. Đó là nhóm dân số dễ nhập viện và có quá nhiều ca tử vong".

Ông Stéphane Bancel cũng cho biết Moderna đã tham gia vào một “cuộc đối thoại đang diễn ra tốt đẹp” về việc cấp phép dài hạn vắc xin COVID-19 của mình cho một trung tâm sản xuất vắc xin ở Nam Phi do Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) hậu thuẫn.

WHO đang nỗ lực cung cấp thêm vắc xin COVID-19 cho châu Phi để giúp cải thiện khả năng tiếp cận của các quốc gia đang phát triển sau khi các nước giàu đã có phần lớn nguồn cung trong năm nay. Điều này dẫn đến nhiều quốc gia có tỷ lệ tiêm vắc xin COVID-19 rất thấp.

Vào tháng 9.2021, một quan chức của WHO nói rằng việc đàm phán với Moderna thiếu tiến triển, đồng nghĩa dự án sẽ mất nhiều thời gian.

Ông Stéphane Bancel nói: “Chúng tôi đã làm rõ rằng sẽ không kiện tụng (quyền sáng chế) trong thời kỳ đại dịch. Câu hỏi đặt ra là họ có muốn có giấy phép lâu dài hay không và như bạn biết, việc thảo luận về việc cấp phép có rất nhiều ý nghĩa".

Bài liên quan
FDA phê duyệt liều Moderna và J&J tăng cường, ủng hộ tiêm kết hợp vắc xin COVID-19 khác nhau
Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) hôm 20.10 đã phê duyệt liều tăng cường của vắc xin COVID-19 từ Moderna và Johnson & Johnson, đồng thời cho biết người Mỹ có thể chọn vắc xin khác với loại ban đầu để tiêm nhắc lại.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
ĐBSCL khát khô giữa mùa hạn – Bài 4: Giải pháp bền vững
3 giờ trước Bảo vệ môi trường
Để ứng phó với tình trạng thiếu nước sạch sinh hoạt trong mùa khô, nhiều tỉnh thành vùng ĐBSCL đã đưa ra nhiều giải pháp. Tuy nhiên, để thực hiện đồng bộ, hiệu quả, các địa phương cần nguồn vốn đầu tư lớn.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
CEO Moderna: Sắp có vắc xin COVID-19 cho trẻ em 6-11 tuổi, cần tiêm liều tăng cường hằng năm từ 2023