Việc Điện Kremlin phong tỏa các cảng của Ukraine và các lệnh trừng phạt của phương Tây đối với Nga đều đang góp phần gây ra thảm họa lương thực ở châu Phi.

Châu Âu ngạc nhiên khi các nước châu Phi không muốn ủng hộ Ukraine trong xung đột với Nga

Anh Tú (dịch) | 03/06/2022, 15:39

Việc Điện Kremlin phong tỏa các cảng của Ukraine và các lệnh trừng phạt của phương Tây đối với Nga đều đang góp phần gây ra thảm họa lương thực ở châu Phi.

Với cuộc khủng hoảng lương thực đang rình rập, các nhà lãnh đạo đang tuyệt vọng tìm kiếm các giải pháp thiết thực – đây không phải là một trò chơi đổ lỗi.

chau-phi.jpg

Tuần này, các nhà lãnh đạo châu Âu kêu gọi các nước châu Phi và Trung Đông không nghe điện Kremlin tuyên truyền đổ lỗi cho phương Tây làm trầm trọng thêm cuộc khủng hoảng lương thực toàn cầu - cuộc khủng hoảng lương thực mà Liên minh châu Phi đã cảnh báo về nguy cơ "một kịch bản thảm khốc" trên một lục địa có khoảng 282 triệu người đã trong tình trạng không đủ ăn.

Cả việc Điện Kremlin phong tỏa các cảng của Ukraine và các lệnh trừng phạt của phương Tây đối với Nga đều đang góp phần gây ra thảm họa lương thực ở châu Phi, nơi phụ thuộc nhiều vào ngũ cốc của Ukraine và Nga. Các nhà lãnh đạo châu Phi đang tuyệt vọng và cần dẹp trò chơi đổ lỗi sang một bên và đưa ra các giải pháp thiết thực.

Hiện tại, gần 50 quốc gia phụ thuộc vào Nga và Ukraine vì ít nhất 30% lượng lúa mì nhập khẩu của họ. Và theo Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp của Liên hợp quốc, 36 trong số đó nhập hơn 50% lượng lúa mì của họ từ hai nước.

Và cuộc chiến của Nga đối với Ukraine đã làm tăng thêm những căng thẳng trước chiến tranh đối với nguồn cung cấp lương thực toàn cầu: Hạn hán ở Pháp, Mỹ, Ấn Độ và vùng Sừng châu Phi đang làm giảm sản lượng thu hoạch; những tác động dai dẳng của việc hạn chế lao động và đi lại liên quan đến đại dịch vẫn đang góp phần vào cuộc khủng hoảng; và chi phí nhiên liệu và phân bón tăng cao đang cùung tạo nên một bức tranh tồi tệ: đó là giá lương thực tăng cao và tình trạng thiếu hụt ngày càng tăng.

Có thể dự đoán, Moscow đã đổ lỗi cho cuộc khủng hoảng lương thực toàn cầu do các lệnh trừng phạt của phương Tây.

Tuần trước, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã nói với Tổng thống Pháp Emmanuel Macron và Thủ tướng Đức Olaf Scholz về sự “sẵn sàng” của ông để giúp xoa dịu cuộc khủng hoảng nhưng chỉ sẵn sàng giải phóng dự trữ lương thực với điều kiện thu lại các lệnh trừng phạt. Điện Kremlin phàn nàn các lệnh trừng phạt đã khiến các cảng của phương Tây đóng cửa đối với tàu Nga và các nhà nhập khẩu gặp khó khăn trong việc mua ngũ cốc từ Nga do những trở ngại trong việc bảo hiểm tàu ​​và thanh toán cho các công ty Nga.

Cùng quan điểm đó, hôm 31.5, Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov nói rằng nếu Ukraine quét sạch các bãi thủy lôi xung quanh vùng biển ven biển Odessa, Nga sẽ cho phép “xuất khẩu miễn phí ngũ cốc của Ukraine bằng các tàu hiện đang neo đậu tại các cảng của Ukraine”.

Phương Tây thì cáo buộc Điện Kremlin đã rơi nước mắt cá sấu khi tham gia vào một cuộc cạnh tranh tường thuật với phương Tây về việc ai là người đáng bị đổ lỗi nhưng không phần hồi cụ thể những thắc mắc của phía Nga.

Nhưng giờ đây, các chính phủ châu Phi và Trung Đông đang ngày càng thất vọng vì bị cuốn vào thế bí và bị áp lực phải chọn bên nào. Như Nhóm Khủng hoảng Quốc tế đã nhấn mạnh, vào thời điểm có nhiều biến động như hiện giờ, họ có những cuộc khủng hoảng kinh tế, chính trị và nhân đạo trước mắt và nguy hiểm cần xử lý.

Báo cáo lưu ý: “Trong toàn khu vực và trong cả các quốc gia đang sa lầy vào nội chiến, các bên tham gia chính trị chủ yếu né tránh dính líu với Nga hoặc Ukraine / phương Tây, vì họ muốn chừa đường lui.

Quay trở lại vào tháng 3, 17 quốc gia châu Phi đã cùng với 18 quốc gia khác bỏ phiếu trắng trong cuộc bỏ phiếu cho một nghị quyết tại Đại hội đồng LHQ thể hiện việc lên án hành động “gây hấn chống lại Ukraine” của Nga. Theo một số nhà quan sát, số phiếu trắng của châu Phi có thể cao hơn, nếu không phải do áp lực ngoại giao hậu trường của phương Tây cũng như tận dụng của các mối quan hệ chặt chẽ. Do vậy, việc hầu hết các quốc gia châu Phi - 28 trong số 54 nước - ủng hộ nghị quyết này không phản ánh đúng tâm tư của họ.

Trong số những nước đã thông qua nghị quyết, chỉ một số đã công khai và lên tiếng lên án cuộc tiến quân của Nga vào Ukraine, nhưng hầu hết vẫn im lặng.

Trong số những nước bỏ phiếu trắng có Senegal, một quốc gia châu Phi thân thiện với phương Tây, mà Tổng thống Macky Sall đã cảnh báo các nhà lãnh đạo châu Âu trong tuần này rằng cuộc khủng hoảng lương thực đang ở mức đáng báo động và câu chuyện của Nga về việc ai sẽ chịu trách nhiệm về nguy cơ khủng hoảng lương thực nhận được sức hút ở châu Phi.

Chỉ vài ngày trước, khi chuyến thăm của Thủ tướng Scholz đang được tiến hành, Sall đã cảnh báo rằng người châu Phi “không muốn dính líu trong cuộc xung đột này, rất rõ ràng, chúng tôi muốn hòa bình. Mặc dù chúng tôi lên án cuộc chiến, chúng tôi đang làm việc để giảm leo thang, chúng tôi đang làm việc để ngừng bắn, đối thoại… đó là lập trường của châu Phi”.

Ukraine là nơi có hàng nghìn sinh viên châu Phi theo học y khoa, kỹ thuật và các lĩnh vực kỹ thuật khác với giá cả phải chăng so với phần còn lại của châu Âu và Mỹ.

Theo theo Bộ giáo dục Ukraine thì Maroc, Nigeria và Ai Cập nằm trong 10 quốc gia có sinh viên nhiều nhất ở Ukraine, tổng cộng đã gửi hơn 16.000 sinh viên đến nước này.

Sau khi cuộc chiến xảy ra thì các sinh viên này phải tìm cách rời bỏ Ukraine

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Đa dạng hóa loại hình và nguồn lực cho đào tạo nhân lực bán dẫn
7 giờ trước Nhịp đập khoa học
Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, phát triển nguồn nhân lực cho công nghiệp bán dẫn là "đột phá của đột phá" trong đào tạo nhân lực chất lượng cao.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Châu Âu ngạc nhiên khi các nước châu Phi không muốn ủng hộ Ukraine trong xung đột với Nga