Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP Mai Tiến Dũng cho biết Chính phủ không công bố 10 ngày dập dịch, còn đó là do cá nhân, nhưng nếu kiểm soát được dịch trong 10 ngày thì đó là điều đáng mừng.

Chính phủ lên tiếng về việc dập dịch COVID-19

Lam Thanh | 02/02/2021, 17:52

Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP Mai Tiến Dũng cho biết Chính phủ không công bố 10 ngày dập dịch, còn đó là do cá nhân, nhưng nếu kiểm soát được dịch trong 10 ngày thì đó là điều đáng mừng.

Tại cuộc họp báo Chính phủ thường kỳ diễn ra chiều 2.2, trả lời câu hỏi của báo chí về tình hình COVID-19, đại diện Bộ Y tế cho biết sáng 2.2, thế giới ghi nhận hơn 103 triệu ca nhiễm, còn tại Việt Nam là hơn 1.800 ca (12 giờ trưa nay đã thêm 6 ca ở Hải Dương).

mai-tien-dung-3.jpg
Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP Mai Tiến Dũng - Ảnh: VGP

Bộ Y tế cho biết bệnh nhân 1660 là chủng vi-rút mới, lây lan nhanh, điều này gây ra quan ngại rằng dịch lần này sẽ lây lan nhanh hơn so với các đợt trước. Sau khi phát hiện được 2 ổ dịch ở Hải Dương và Quảng Ninh, Bộ Y tế và các Bộ liên quan đã khoanh vùng, truy vết, không để dịch bệnh lây lan quá rộng.

Hiện tại, Bộ Y tế đã ký nguyên tắc với công ty của Anh, trong năm 2021 sẽ cung cấp 30 triệu liều vắc-xin cho Việt Nam, hiện đang đàm phán trong quý 1 sẽ có vắc-xin. Các đối tượng ưu tiên là cán bộ y tế có liên quan trực tiếp với công tác phòng, chống dịch, người cao tuổi, người có bệnh nền, cán bộ ngoại giao…

hop-bao.jpg
Toàn cảnh cuộc họp báo - Ảnh: Lam Thanh

Đại diện Bộ Y tế cũng cho biết hiện tại, khó khăn là EU hiện đang hạn chế xuất khẩu vắc-xin. Bộ Y tế vẫn đang đàm phán để nhanh nhất có vắc-xin. Ngoài ra, Bộ Y tế cũng đang đàm phán với các công ty vắc-xin của Mỹ, Pháp, Trung Quốc. Còn trong nước, dự kiến cuối năm 2021, đầu 2022 sẽ có vắc-xin.

"Các tỉnh đã có ca nhiễm trong cộng đồng, đặc biệt là Hà Nội cần thực hiện các biện pháp cao hơn 1 mức, coi F2 gần như F1, truy vết, khoanh vùng rộng, lấy mẫu toàn bộ người dân tại các khu vực có ca nhiễm; hạn chế tập trung đông người; tạm dừng một số hoạt động không thiết yếu; thực hiện biện pháp “5K”; khuyến cáo người thân không nhập cảnh trái phép…

Thủ tướng giao cho lãnh đạo các tỉnh chủ động, căn cứ tình hình thực tế xem xét có giãn cách hay không", đại diện Bộ Y tế cho hay.

Bộ trưởng Mai Tiến Dũng cho hay, ngay khi biết nữ công nhân tại Hải Dương bị nhiễm COVID-19, ngay sáng Đại hội Đảng Thủ tướng đã họp khẩn, ký Chỉ thị 05, thực hiện phong tỏa TP.Chí Linh, Hải Dương và sân bay Vân Đồn.

Trả lời về câu hỏi của báo chí về việc 10 ngày sẽ dập dược dịch, ông Dũng cho biết Chính phủ không công bố 10 ngày dập dịch, còn đó là do cá nhân, do cách tính toán của Ban chỉ đạo. "Nếu chúng ta kiểm soát được trong 10 ngày thì rất mừng, đó là mong muốn của người dân cũng như các lãnh đạo Đảng, Nhà nước".

Ông Dũng cũng cho biết Thủ tướng rất quan tâm đến vấn đề vắc-xin và phải nhập được vắc-xin về trong quý 1. Nếu vắc-xin trong nước sau này sản xuất được mà tốt thì chúng ta ưu tiên dùng vắc-xin trong nước, còn hiện tại thì ưu tiên vắc-xin nhập.

Liên quan đến các kịch bản kinh tế, trước diễn biến phức tạp của dịch COVID-19, Bộ Kế hoạch và Đầu tư nhận định trường hợp dịch được khống chế kịp thời trong quý 1, ước tính GDP quý 1/2021 tăng 4,46%, thấp hơn 0,66 điểm phần trăm so với mục tiêu đặt ra trong Nghị quyết 01/NQ-CP.
Với mức suy giảm trên, nếu hoàn thành các mục tiêu tăng trưởng của các quý sau theo Nghị quyết 01/NQ-CP, tăng trưởng cả năm ước đạt 6,37%, đạt mục tiêu tăng trưởng của Quốc hội (6%) nhưng thấp hơn mục tiêu tăng trưởng tại Nghị quyết 01/NQ-CP (6,5%).
Để đạt được mục tiêu tăng trưởng GDP 6,5% thì quý 2 cần đạt mục tiêu đặt ra trong Nghị quyết 01/NQ-CP với tăng trưởng 7,11% và quý 3, quý 4 phải phấn đấu đạt mức tăng trưởng cao hơn so với Nghị quyết 01/NQ-CP.
Theo đó, quý 3 tăng 6,73% (cao hơn Nghị quyết 01/NQ-CP 0,02 điểm phần trăm) và quý 4 tăng 7,04% (cao hơn Nghị quyết 01/NQ-CP 0,37 điểm phần trăm).

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Ông Phan Đức Trung: 'Khung pháp lý cho tài sản ảo là bài toán khó'
1 giờ trước Nhịp đập khoa học
Ông Phan Đức Trung, Phó chủ tịch Thường trực Hiệp hội Blockchain Việt Nam (VBA), cho biết việc ban hành một chính sách hoàn chỉnh cho tài sản ảo (VA) và nhà cung cấp dịch vụ tài sản ảo (VASP) phù hợp vào thời điểm này là một bài toán khó.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Chính phủ lên tiếng về việc dập dịch COVID-19