Sau thời gian hết giãn cách xã hội vì dịch COVID-19, Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP.HCM) liên tục tiếp nhận nhiều bệnh nhi nhỏ tuổi bị chó cắn rất thương tâm. Điều đáng nói, phần lớn trẻ bị chó tấn công đều là chó nhà nuôi khiến không ít người cảm thấy hoang mang, lo lắng.

Chó hàng xóm giành cây xúc xích cắn nát mặt, rách đầu bé trai 17 tháng tuổi

16/06/2020, 19:02

Sau thời gian hết giãn cách xã hội vì dịch COVID-19, Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP.HCM) liên tục tiếp nhận nhiều bệnh nhi nhỏ tuổi bị chó cắn rất thương tâm. Điều đáng nói, phần lớn trẻ bị chó tấn công đều là chó nhà nuôi khiến không ít người cảm thấy hoang mang, lo lắng.

Các bác sĩ tiến hành phẫu thuật khâu nối vết thương nguy hiểm trên mặt và trên đầu của bé bị chó cắn - Ảnh: BVCC

Chủ bầy chó cắn chết bé trai ở Hưng Yên tự nhận đang là Hội trưởng Hội phụ nữ

Clip chủ thả rông chó cắn rách mắt bác sĩ khoa mắt ở Phú Thọ

Lên bờ tắm nắng, cá sấu bị bầy sư tử cào rách mặt

Bé trai 4 tuổi bị chó cắn rách da đầu

Ngày 16.6, TS.BS Nguyễn Văn Đẩu- Trưởng khoa răng hàm mặt, Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP.HCM) cho hay, từ ngày 14.5 đến 10.6 vừa qua, bệnh viện này tiếp nhận đến 3 bé bị chó nhà cắn rất thương tâm. Cả 3 bé này đều dưới 2 tuổi và bị chó cắn gần như nát mặt, rách đầu. Các vết thương rất phức tạp, thiếu hổng vùng mặt, da đầu, gây khó khăn cho các y bác sĩ trong việc xử lý làm sạch và tạo hình.

Đau lòng nhất là trường hợp bé trai L.N.D.(17 tháng tuổi, quê Tiền Giang). Trong lúc đang cầm cây xúc xích ăn, bất ngờ một con chó hàng xóm chạy đến “giành” cây xúc xích từ trên miệng bé, táp thẳng vào miệng và ngoạm đầu khiến bé trai này bị rách nhiều đường ở vùng mặt, thiếu hổng nhiều, lộ tổ chức cơ, mỡ, xương, răng…Ngoài ra, bé còn bị 3 vết thương trên da đầu (2 đường rách thẳng 5cm, sâu 0,5cm, 1 đường hình chữ V ngược dài 4cm, sâu 0,5cm mỗi bên) lộ xương. Các bác sĩ đã nhanh chóng phẫu thuật ngay trong đêm.

Bác sĩ Nguyễn Minh Hằng- Khoa răng hàm mặt, cho biết ê kíp phẫu thuật đã gặp rất nhiều khó khăn, mất nhiều thời gian để làm sạch vùng máu khô bết vào tóc, cao tóc để khâu vết thương. “Chúng tôi phải dùng đến 9 sợi chỉ với tổng chiều dài hơn 9m để thực hiện khâu vết thương cho bé. Ca phẫu thuật này kéo dài hơn 3,5 giờ đồng hồ mới xử lý xong tình trạng 3 vết rách ở da đầu, đặc biệt là nhiều đường rách ở vùng mặt”, bác sĩ Hằng nói.

Theo bác sĩ Hằng con chó cắn bé D. lại chưa được chích ngừa, nên ngoài việc điều trị cho bé còn phải tiêm ngừa, không chỉ vì dại mà còn để xử lý tình trạng dơ, mất vệ sinh nơi vết thương chó cắn.

Trong khi đó, 2 trường hợp khác đều bị chó nhà nuôi cắn là bé trai Đ.V.Q.(18 tháng tuổi, ngụ tỉnh Bình Dương) và bé gái L.N.G.H.(19 tháng tuổi, ngụ ở tỉnh Tây Ninh). Trong đó, bé Q. chỉ vô tình đi chập chững vấp phải con chó nhà đang nằm ngủ khiến chó cắn thẳng vào mặt khiến bé bị rách má phải dài 15cm và sâu 1cm. Người nhà đưa bé đến 1 bệnh viện quận ở TP.HCM để khâu vết thương khá sâu ở má phải nhưng chỉ sau 1 tuần vết thương nhiễm trùng, bung toàn bộ chỉ, bệnh nhi được chuyển đến Bệnh viện Nhi đồng 1. Tại đây các bác sĩ tiến hành điều trị kháng sinh 1 tuần và sau đó cắt lọc may lại vết thương thì 2.

Riêng bé gái L.N.G.H. vô tình đi ngang qua lúc cho nhà đang ăn bị chó cắn xé vào má phải của bé khiến má phải rách toạc da, thiếu hổng vùng má, lộ da, cơ, mô mỡ, phần da còn lại dập nát, tím thiếu máu nuôi. Các bác sĩ mổ cấp cứu ngay trong đêm. Cuộc phẫu thuật kéo dài gần 3 giờ đồng hồ, các bác sĩ phả dùng 7 sợi chỉ với tổng chiều dài khoảng 5m mới khâu lại vết thương ở vùng má hải của bé.

Theo bác sĩ Đẩu dù hiện nay sau phẫu thuật các bé đã ổn định, nhưng vẫn hải theo dõi liên tục sau này. Ngoài ảnh hưởng về sức khỏe sau này, những bé trên có thể để lại những di chứng như: miệng không cân đối, mắt không nhắm được, nước miếng chảy…

“Đó là nỗi đau lớn của các bậc cha, mẹ. Nếu là một bé gái sẽ ảnh hưởng rất lớn đến thẩm mỹ trên khuôn mặt. Sau này bé trưởng thành khuôn mặt ấy không chỉ mất đi thẩm mỹ mà còn ảnh hưởng đến công việc. Vì có chỉnh sửa như thế nào cũng không thể trả lại khuôn mặt như ban đầu”, bác sĩ Đẩu chia sẻ.

Qua sự việc trên, bác sĩ Đẩu khuyến cáo những gia đình có trẻ em, tốt nhất không nên nuôi chó. Phần lớn các chó giữ nhà đều có phản xạ cắn. Vì vậy, trong trường hợp vì một lý do nào đó buộc phải nuôi chó thì phải cách ly nơi nuôi chó và nơi của trẻ.

Trong trường hợp trẻ bị chó cắn, người nhà nên sử dụng nước sạch với xà phòng lau sạch vết thương. Việc làm này sẽ làm cho mầm bệnh đến từ răng chó bị loại bỏ và chuyển đến cơ sở y tế gần nhất để sát trùng vết thương, băng bó rồi nhanh chóng chuyển đến cơ sở y tế uy tín, có chuyên khoa phù hợp để xử lý tình trạng trên.

Hồ Quang

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Chuyển đổi số xanh Hải Phòng: Thách thức và cơ hội
một giờ trước Nhịp đập khoa học
Ngày 22.11, UBND TP.Hải Phòng và Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ CNTT Việt Nam (VINASA) tổ chức Diễn đàn Chuyển đổi số – Hải Phòng 2024 với chủ đề “Chuyển đổi số xanh – Động lực phát triển kinh tế, xã hội”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Chó hàng xóm giành cây xúc xích cắn nát mặt, rách đầu bé trai 17 tháng tuổi