Chuyên gia hàng đầu về bệnh truyền nhiễm ở Nam Phi cho biết vắc xin COVID-19 hiện tại vẫn có hiệu quả cao trong việc ngăn ngừa bệnh nặng và nhập viện do nhiễm biến thể Omicron.

Chuyên gia dịch tễ hàng đầu Nam Phi: Omicron dễ lây nhiễm ở người đã tiêm vắc xin và khỏi bệnh COVID-19

Sơn Vân | 29/11/2021, 20:20

Chuyên gia hàng đầu về bệnh truyền nhiễm ở Nam Phi cho biết vắc xin COVID-19 hiện tại vẫn có hiệu quả cao trong việc ngăn ngừa bệnh nặng và nhập viện do nhiễm biến thể Omicron.

Từng là cố vấn chính của chính phủ Nam Phi trong quá trình ứng phó ban đầu với đại dịch COVID-19, Giáo sư Salim Abdool Karim cho biết còn quá sớm để nói liệu Omicron có dẫn đến các triệu chứng lâm sàng nghiêm trọng hơn các biến thể trước đó hay không.

Tuy nhiên, ông nói Omicron dường như dễ lây lan hơn và nhiều khả năng lây nhiễm cho những người có khả năng miễn dịch do tiêm vắc xin hoặc khỏi bệnh COVID-19 trước đó.

Salim Abdool Karim cho rằng Omicron sẽ đẩy số ca mắc COVID-19 mới hàng ngày ở Nam Phi lên trên 10.000 trước khi kết thúc tuần này, từ 2.858 hôm 28.11.

"Dựa trên những gì chúng tôi biết và cách các biến thể khác đáng lo ngại đã phản ứng với khả năng miễn dịch do vắc xin tạo ra, chúng tôi có thể mong đợi vẫn sẽ thấy vắc xin có hiệu quả cao với ngăn ngừa nhập viện và bệnh nặng. Khả năng bảo vệ của vắc xin vẫn còn mạnh mẽ", Salim Abdool Karim nói trong cuộc họp báo.

Ngăn ngừa bệnh nặng chủ yếu là chức năng của tế bào T, khác với khả năng miễn dịch từ kháng thể thường ngăn chặn nhiễm trùng, "vì vậy ngay cả khi có vi rút tránh được một số kháng thể thì cũng rất khó để thoát khỏi tế bào T", ông nói.

Tế bào T là tế bào miễn dịch nhận biết và tấn công các tế bào nhiễm vi rút, đồng thời giáo dục các tế bào B sản xuất kháng thể trước nguy cơ mà chúng đang phải đối mặt.

sali-abdool-karim-chuyen-gia-dich-te-hang-dau-nam-phi-omicron-de-lay-nhiem-o-nguoi-tiem-vac-xin-va-khoi-benh-covid-19(1).jpg
Giáo sư Salim Abdool Karim từng là cố vấn chính của chính phủ Nam Phi trong quá trình ứng phó ban đầu với đại dịch COVID-19

Việc phát hiện ra biến thể Omicron ở phía nam châu Phi đã gây ra phản ứng mạnh mẽ trên toàn cầu, với các quốc gia hạn chế việc đi lại từ khu vực này và áp đặt các hạn chế khác vì lo ngại nó có thể lây lan nhanh chóng ngay cả trong các quần thể được tiêm vắc xin.

Các bác sĩ Nam Phi từng điều trị cho bệnh nhân COVID-19 nói Omicron đến nay dường như gây các triệu chứng nhẹ, trong đó có ho khan, sốt và đổ mồ hôi ban đêm.

Salim Abdool Karim, Giáo sư tại Đại học KwaZulu-Natal (Nam Phi) và Đại học Columbia (Mỹ), nói đến nay chưa có "cờ đỏ" (dấu hiệu cảnh báo về nguy hiểm tiềm tàng hoặc thảm hoạ có thể xảy ra) nào được nêu. Tuy nhiên còn quá sớm để đưa ra kết luận chắc chắn, vì bác sĩ chỉ có thể nhận xét về những bệnh nhân mà họ điều trị. Ông Salim Abdool Karim nói: “Vẫn chưa có đủ dữ liệu”.

Bộ trưởng Bộ Y tế Nam Phi - Joe Phaahla cho biết chính phủ nước này đang làm mọi thứ có thể để chuẩn bị cho các cơ sở y tế đối phó với biến thể Omicron và đang đề nghị các quốc gia áp đặt các quy định hạn chế đi lại từ phía nam châu Phi thay đổi chúng.

Theo quan chức y tế công cộng tỉnh Gauteng (Nam Phi), nơi có số ca COVID-19 tăng cao kể từ khi phát hiện ra Omicron, đến nay số ca tử vong do bệnh này không gia tăng. Họ vẫn chưa tiết lộ liệu Omicron có gây ra trường hợp tử vong nào hay chưa.

WHO: Omicron gây ra rủi ro toàn cầu rất cao, thế giới phải chuẩn bị

Hôm 29.11, WHO cho biết biến thể Omicron bị đột biến nặng có khả năng lây lan ra quốc tế và gây ra nguy cơ lây nhiễm rất cao, có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng ở một số nơi.

Chưa có trường hợp tử vong nào liên quan đến Omicron được báo cáo và cần nghiên cứu thêm để đánh giá khả năng biến thể này tránh được miễn dịch do vắc xin và việc khỏi bệnh COVID-19 tạo ra.

Trong dự đoán về số ca COVID-19 gia tăng do Omicron, cơ quan Liên Hợp Quốc kêu gọi 194 quốc gia thành viên đẩy nhanh việc tiêm vắc xin cho các nhóm ưu tiên cao và đảm bảo các kế hoạch được đưa ra để duy trì các dịch vụ y tế.

"Omicron có số lượng đột biến trong protein cao chưa từng có, một số đột biến liên quan đến tác động tiềm tàng của chúng với quỹ đạo của đại dịch. Rủi ro toàn cầu tổng thể liên quan đến biến thể mới được đánh giá là rất cao", WHO cho hay.

Tedros Adhanom Ghebreyesus, Tổng giám đốc WHO, đã gióng lên hồi chuông cảnh báo khi bắt đầu cuộc họp các bộ trưởng y tế dự kiến ​​sẽ khởi động các cuộc đàm phán về một thỏa thuận quốc tế về ngăn chặn đại dịch trong tương lai.

Ông Tedros nói: “Sự xuất hiện của biến thể Omicron đột biến mạnh nhấn mạnh tình hình của chúng ta nguy hiểm và bấp bênh như thế nào. Omicron chỉ ra lý do tại sao thế giới cần một hiệp định mới về đại dịch: Hệ thống hiện tại của chúng tôi không phân biệt các quốc gia với việc cảnh báo người khác về những mối đe dọa chắc chắn sẽ đổ bộ trên bờ biển của họ”.

Thỏa thuận toàn cầu mới, dự kiến ​​vào tháng 5.2024, sẽ bao gồm các vấn đề như chia sẻ dữ liệu và trình tự bộ gen các loại vi rút mới nổi cùng bất kỳ loại vắc xin tiềm năng nào có được từ nghiên cứu.

Biến thể Omicron được báo cáo lần đầu tiên vào ngày 24.11 ở Nam Phi, nơi các ca bệnh đang tăng mạnh. Kể từ đó, Omicron đã lan rộng đến Úc, Bỉ, Botswana, Anh, Đan Mạch, Đức, Israel, Ý, Hà Lan, Pháp, Canada, Hồng Kông và có thể nhiều nước khác. Nhiều nước đã áp đặt các hạn chế đi lại để cố gắng bảo vệ người dân. Hôm 29.11, Nhật Bản đã cùng với Israel tuyên bố sẽ đóng cửa biên giới với người nước ngoài.

WHO nhắc lại rằng, trong khi chờ tư vấn thêm, các nước nên sử dụng "cách tiếp cận dựa trên rủi ro để điều chỉnh các biện pháp du lịch quốc tế một cách kịp thời", đồng thời thừa nhận rằng sự gia tăng các ca COVID-19 có thể dẫn đến tỷ lệ mắc bệnh nặng và tử vong cao hơn.

"Tác động với các nhóm dân cư dễ bị tổn thương sẽ là đáng kể, đặc biệt là ở các nước có tỷ lệ tiêm vắc xin thấp", WHO nói thêm.

Ở những người được tiêm vắc xin, "dự kiến ​​sẽ có các ca mắc COVID-19 dù với một tỷ lệ nhỏ và có thể dự đoán được", theo WHO.

Hiện có sự không chắc chắn về mức độ tiềm năng thoát khỏi hệ miễn dịch của Omicron và dự kiến ​​sẽ có thêm dữ liệu trong những tuần tới.

Bài liên quan
Biến thể Omicron lan ra hơn 12 nước, WHO nói về nguy cơ tái nhiễm cao hơn, Pháp cách ly cả F1 dù đã tiêm 2 mũi vắc xin
Hai ca nhiễm biến thể Omicron đã được phát hiện ở Canada, các quan chức y tế nước này cho biết hôm 28.11. Trong khi Pháp cho biết có 8 ca nghi nhiễm Omicron.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Vẫn còn băn khoăn về phương pháp định giá trong dự thảo nghị định quy định về giá đất
Góp ý về dự thảo Nghị định của Chính phủ quy định về giá đất để hướng dẫn Luật Đất đai năm 2024, ông Nguyễn Tiến Thỏa, Chủ tịch Hội Thẩm định giá Việt Nam cho rằng có một số điểm không hợp lý.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Chuyên gia dịch tễ hàng đầu Nam Phi: Omicron dễ lây nhiễm ở người đã tiêm vắc xin và khỏi bệnh COVID-19