Chuyên gia Yevgen Sautin, một chuyên gia luôn theo sát tình hình châu Á - Thái Bình Dương đã nhận xét như vậy trong một bài xã luận của mình.

Chuyên gia Mỹ: ' Cảng Cam Ranh là chốt chặn chủ nghĩa bành trướng trên Biển Đông'

Hà Ngọc Bách | 21/11/2016, 19:56

Chuyên gia Yevgen Sautin, một chuyên gia luôn theo sát tình hình châu Á - Thái Bình Dương đã nhận xét như vậy trong một bài xã luận của mình.

"Việt Nam có căn cứ hải quân ở Vịnh Cam Ranh, nơi được xem là một trong những cảng nước sâu tốt nhất tại khu vực Đông Nam Á. Giá trị chiến lược của khu cảng càng tăng lên khi có một sân bay lớn gần nó, thích hợp để các máy bay vận tải hạng nặng và máy bay ném bom chiến lược hạ cánh.

Nếu duy trì thường xuyên một lực lượng hải quân mạnh tại hải cảng này, nó sẽ là chốt chặn gây khó cho bất kỳ nước nào có ý đồ độc chiếm Biển Đông, ngay cả khi đất nước đó chiếm gần hết các đảo tranh chấp trên Biển Đông", ông Yevgen Sautin viết trong bài xã luận tên "This Vietnamese Base Will Decide the South China Sea's Fate" (Cơ sở quân sự này của Việt Nam quyết định số phận của Biển Đông) được đăng trên tạp chí ngoại giao The National Interest (Lợi ích Quốc gia) của Mỹ.

Quân cảng Cam Ranh là nơi có vị trí vô cùng đắc địa trên Biển Đông. Từ Cam Ranh các chiến đấu cơ Su-30 của không quân Việt Nam thừa sức thực hiện các cuộc tuần tra trên hầu hết diện tích Biển Đông.

Trong vịnh Cam Ranh bình quân nước sâu 16-25 m, chỗ sâu nhất lên đến 32 m, dài 20 km, rộng 6 km, tổng diện tích khu vực biển là 60 km2, thuận tiện cho các tàu lớn neo đậu, kể cả tàu sân bay. Một hạm đội lớn hoàn toàn đủ sức vào trong vịnh và được bảo vệ bởi dãy núi lớn bao bọc ngoài vịnh.

Điều có sức hút hơn ở Cam Ranh là nếu thực hiện hải trình từ cảng biển này, chưa đến 1 giờ đồng hồ là con tàu sẽ ra được tuyến hàng hải quốc tế nối liền Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương. Một số chuyên gia quân sự cho rằng có được vịnh Cam Ranh thì có thể kiểm soát được Biển Đông và cả eo biển Malacca, thậm chí còn có thể tiến hành giám sát điện tử đối với khu vực Bắc Ấn Độ Dương, vịnh Persian, thậm chí cả biển Hoa Đông.

Chính vì vị thế của mình mà hải quân của nhiều nước lớn đều muốn được sử dụng dịch vụ, thậm chí là thuê hẳn cảng Cam Ranh để trở thành căn cứ quân sự của mình. Tuy nhiên, Việt Nam với chủ trương đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ với các nước trên thế giới đã chủ trương biến Cam Ranh trở thành một hải cảng quốc tế, dịch vụ hậu cần cho tất cả các nước muốn sử dụng dịch vụ.

* Thạc sĩ Yevgen Sautin hiện đang làm việc trong lĩnh vực tài chính, ông nhận bằng Thạc sĩ tại Đại học Chicago và sử dụng tốt tiếng Trung Quốc cũng như tiếng Nga.

Ái Vi
Bài liên quan
Trung Quốc mua được chip AI Nvidia tiên tiến mà Mỹ cấm xuất khẩu từ máy chủ Supermicro, Dell, Gigabyte
Một số trường đại học và viện nghiên cứu Trung Quốc gần đây đã mua được chip trí tuệ nhân tạo (AI) tiên tiến của Nvidia thông qua các đại lý, bất chấp việc Mỹ thắt chặt lệnh cấm bán công nghệ như vậy cho cường quốc châu Á vào năm ngoái.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Kênh đào Phù Nam - Techo sẽ làm tăng tình trạng hạn mặn ở ĐBSCL
một giờ trước Bảo vệ môi trường
Ngày 23.4, tại TP.Cần Thơ, Ủy hội Sông Mê Kông quốc tế (MRCS) tổ chức hội nghị tham vấn về đề xuất dự án kênh đào Phù Nam - Techo (Campuchia) nhằm thông tin về dự án cũng như các phản hồi, hành động của Ủy hội.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Chuyên gia Mỹ: ' Cảng Cam Ranh là chốt chặn chủ nghĩa bành trướng trên Biển Đông'