Một bài báo của một chuyên gia y tế công cộng người Mỹ gốc Hoa kêu gọi Trung Quốc thay đổi chính sách 'Zero-COVID' đã được lan truyền rộng rãi trên mạng xã hội Trung Quốc.

Chuyên gia Mỹ gốc Hoa kêu gọi Trung Quốc thay đổi chính sách 'Zero-COVID'

Đan Thuỳ | 05/05/2022, 13:03

Một bài báo của một chuyên gia y tế công cộng người Mỹ gốc Hoa kêu gọi Trung Quốc thay đổi chính sách 'Zero-COVID' đã được lan truyền rộng rãi trên mạng xã hội Trung Quốc.

Zhang Zuofeng, Giáo sư tại Trường Y tế Công cộng Fielding thuộc Đại học California Los Angeles (Mỹ), đã có một bài báo vào cuối tháng 3 trên nền tảng truyền thông xã hội Meipian rằng, Trung Quốc nên nhanh chóng cho phép người dân cách ly tại nhà và xét nghiệm kháng nguyên nhanh, thay vì tiến hành các đợt xét nghiệm hàng loạt. Ông cho rằng xét nghiệm PCR làm tăng nguy cơ lây nhiễm chéo.

Zhang Zuofeng cũng khuyến nghị Bắc Kinh đẩy mạnh việc tiêm chủng cho người cao tuổi bằng cách sử dụng vắc xin Pfizer - dù chưa được cơ quan quản lý Trung Quốc phê duyệt. Bên cạnh đó, thành phố nên tích trữ thuốc kháng COVID-19 Paxlovid của Pfizer để điều trị cho bệnh nhân, đặc biệt là người cao tuổi.

Để ngăn chặn dịch bệnh lây lan, Thượng Hải đã cấm người dân rời khỏi nhà, dẫn đến tình trạng thiếu lương thực trầm trọng ở thành phố giàu có nhất Trung Quốc. 

Các quan chức chính phủ đã nhiều lần bảo vệ cách chống dịch không khoan nhượng rằng họ muốn bảo vệ những người dễ bị tổn thương và tránh tăng đột biến số lượng tử vong. Nhưng sau hơn một tháng phong tỏa, Thượng Hải vẫn báo cáo hàng nghìn trường hợp mắc COVID-19 mỗi ngày, mặc dù khoảng 95% là các trường hợp không có triệu chứng.

byleikszpnfkyydilswr5ejlyi.jpeg

Lời kêu gọi của các nhà khoa học và kinh tế tại Trung Quốc trong việc xem xét điều chỉnh chính sách 'Zero-COVID' đã bị chính quyền kiểm duyệt nghiêm ngặt. Các tài khoản mạng xã hội của một số nhà kinh tế bày tỏ sự lo ngại về tác động kinh tế do việc phong tỏa kéo dài đều đã bị đóng.

Gần đây, các nhà kiểm duyệt Trung Quốc cũng đã chặn khỏi mạng internet một video từng được chia sẻ rộng rãi mang tên "Tiếng nói tháng Tư" nói về tình cảnh của người dân Thượng Hải sống trong tình trạng phong tỏa nghiêm ngặt và một bài đăng trên WeChat của Miao Xiaohui, cựu bác sĩ trưởng tại Bệnh viện Changzheng Thượng Hải, "thách thức" các cố vấn chính phủ Trung Quốc.

Trong bài đăng, Miao cho biết anh sẽ "rạch cổ tay" nếu Trung Quốc loại bỏ được tất cả các trường hợp COVID-19 bởi vì ngay cả khi nước này có thể loại bỏ hoàn toàn biến thể Omicron một cách thần kỳ thì vẫn sẽ có những biến thể khác xuất hiện.

Zhang đã viết một bài báo thứ hai vào cuối tháng 4, có nội dung là một cuộc trò chuyện giữa ông và nhà dịch tễ học 89 tuổi Yu Shunzhang, người đã dạy ông tại Đại học Fudan ở Thượng Hải.

Trong bài viết này, Zhang cho biết tình trạng các ca mắc COVID-19 ở Thượng Hải tăng cao bất chấp sự phong tỏa nghiêm ngặt là do việc xét nghiệm hàng loạt.

"Những nhân viên y tế thực hiện việc lấy mẫu xét nghiệm đã tiếp xúc với nhiều người và họ chưa trải qua khóa đào tạo khử trùng nghiêm túc. Do đó, khả năng lây nhiễm ở những nhân viên y tế có thể cao và họ có thể trở thành nguồn lây nhiễm", Zhang viết và cho biết thêm rằng những nhân viên này có thể không thay găng tay sau mỗi lần lấy mẫu.

Bên cạnh đó, Zhang cho rằng vi rút có khả năng lây lan qua đường chuyển phát nhanh và giao nhận thực phẩm.

"Người dân mua thực phẩm qua các nền tảng trực tuyến và thực phẩm được phân phối bởi các tình nguyện viên và người giao hàng. Những người này đã không trải qua khóa đào tạo khử trùng nghiêm túc và nhiều người trong số họ đã bị nhiễm bệnh. Họ đã trở thành nguồn lây nhiễm chính và tiếp tục làm lây lan vi rút", Zhang chia sẻ.

Ông cũng đặt câu hỏi rằng liệu Thượng Hải có minh bạch trong việc báo cáo số ca tử vong do COVID-19. 

Trong những ngày đầu của cuộc phong tỏa, số người chết vì COVID-19 ở Thượng Hải thấp, nhưng ngày càng có nhiều nghi ngờ về việc tại sao lại cần các biện pháp chống dịch hà khắc nếu tỷ lệ tử vong quá thấp. 

Zhang cho biết Trung Quốc có thể giữ nguyên chính sách 'Zero-COVID' nhưng nên được sửa đổi sao cho hợp lý hơn. Ông cũng cho biết các quốc gia như Pháp đã chứng kiến ​​tỷ lệ tử vong do biến thể Omicron tương tự như bệnh cúm và lập luận rằng nếu trường hợp này xảy ra ở Trung Quốc, chính quyền nên xếp COVID-19 xuống cùng loại bệnh truyền nhiễm.

 

Bài liên quan
Nhà sản xuất vắc xin COVID-19 có mặt đầu tiên ở Việt Nam được vinh danh
AstraZeneca vừa chính thức trở thành 1 trong 100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam năm 2024, trong đó, công ty ở vị trí thứ 5 toàn ngành dược và thứ 35 trong số những nơi làm việc tốt nhất.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Temu, Shein... 'đổ bộ' Việt Nam, chuyển đổi số cấp thiết hơn bao giờ hết
11 giờ trước Khoa học - công nghệ
Chuyển đổi số trong linh vực bán buôn, bán lẻ đang cấp thiết hơn bao giờ hết khi các sàn thương mại điện tử như Temu, Shein... "đổ bộ" thị trường Việt Nam.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Chuyên gia Mỹ gốc Hoa kêu gọi Trung Quốc thay đổi chính sách 'Zero-COVID'