Nếu chỉ có VAR, có goal-line… cũng chưa thể hỗ trợ đầy đủ cho các trọng tài đưa ra những quyết định chính xác.

Có công nghệ VAR, có goal-line… vẫn chưa đủ chính xác!

Đặng Hoàng | 02/12/2022, 11:43

Nếu chỉ có VAR, có goal-line… cũng chưa thể hỗ trợ đầy đủ cho các trọng tài đưa ra những quyết định chính xác.

Và nếu chỉ có bấy nhiêu sự hỗ trợ, gần như chắc chắn, bàn thắng mở tỷ số trong trận Bồ Đào Nha – Uruguay 2-0 đã được công nhận cho Ronaldo, cũng như bàn thắng quyết định giúp Nhật thắng 2-1 loại Đức vào rạng sáng nay, 2.12, đã không được công nhận.

Nhưng vì sao bàn thắng được xác định lại là của Bruno Fernandes mà không phải là Ronaldo? Và vì khi nhìn vào mắt thường thấy rất rõ quả bóng đã hoàn toàn ra ngoài vạch vôi cuối sân khi tiền vệ Kaoru Mitoma nỗ lực tạt bóng cho Ao Tanaka đệm bóng vào khung thành trống ấn định chiến thắng 2-1 cho Nhật lại được công nhận?

var.jpg

Có một điểm chung từ 2 tình huống này, đó là ban đầu bàn thắng được công nhận cho Ronaldo cũng như trọng tài Victor Gomes không công nhận bàn thắng cho Nhật Bản do trọng tài biên thông báo bóng đã trôi hết vạch. Tuy nhiên chỉ 2, 3 phút sau, cả 2 quyết định ban đầu đều được hủy và thay bằng quyết định ngược lại. Tại sao có sự trớ trêu nhưng quyết định cuối cùng lại rất chính xác này?

adidas, nhà tài trợ bóng thi đấu chính thức liên tục cho World Cup từ 1970 đến nay 2022 thông báo: quả bóng Al Rihla chứa bộ cảm biến bên trong, chịu trách nhiệm truyền dữ liệu theo thời gian thực đến hệ thống VAR. Cảm biến IMU với xung nhịp 500 Hz (nhịp/phút) trong quả bóng "có độ chính xác cao", sự cải tiến về công nghệ để có hiệu suất tốt hơn, cải thiện độ chính xác, giúp bóng bay lâu hơn và xoáy hơn. Hơn nữa, bề mặt bóng sử dụng lớp da polyurethane có kết cấu đặc biệt, được thiết kế để tăng độ ổn định khi bay và đổi hướng.

cam-bien.jpg

Trái bóng World Cup lại được sạc trước trận đấu do bộ cảm biến sử dụng pin để hoạt động. Khi sạc đầy, cảm biến nặng 14 gram có thể hoạt động liên tục trong 6 giờ hoặc kéo dài lên 18 ngày nếu không sử dụng. Cảm biến được giữ cố định ở tâm quả bóng. Điều này giúp nó không bị xê dịch và không bị ảnh hưởng bởi những đường chuyền hay sút của các cầu thủ.

Nhà sản xuất Kinexon cho biết: “Dữ liệu được gửi từ các cảm biến sẽ đến hệ thống định vị cục bộ (LPS), nhờ vào hệ thống các ăng-ten mạng được lắp đặt xung quanh sân nhằm mục đích nhận và lưu trữ dữ liệu để sử dụng ngay lập tức. Trong trận đấu, nếu một quả bóng bay ra khỏi giới hạn thì một quả bóng khác mới được ném vào để thay thế nó, hệ thống phụ trợ của nhà sản xuất Kinexon sẽ tự động chuyển sang đầu vào dữ liệu của quả bóng mới mà không cần sự can thiệp của con người”.

Rõ ràng nhờ sự phát triển của công nghệ, cảm ứng đặt ở tâm bên trong trái bóng Al Rihla mới phát hiện cú nhảy bật cao đánh đầu của Cristiano Ronaldo chưa chạm vào bóng mà quả bóng đã bay thẳng vào lưới Urugauy từ cú tạt bên cánh trái của Bruno Fernandes.

Nói đơn giản hơn, nhờ cảm biến đã xác định bóng chưa chạm Ronaldo vì không có ngoại lực nào tác động vào bóng trên đường bay vào lưới.

Về trường hợp bàn thắng công nhận cho Nhật Bản. Theo điều 9 luật bóng đá FIFA về trạng thái bóng trên sân, bóng được coi là ra ngoài sân khi đã "hoàn toàn vượt qua hết vạch, dù trên mặt đất hay trên không". Trường hợp này, bóng của Nhật Bản đã trôi hết vạch trên mặt đất, nhưng chưa trôi qua hết trên không.

Cảm biến trong trái bóng Al Rihla ở World Cup 2022, đã giúp ban tổ chức có thể xác định tốt hơn vị trí bóng.

Bàn thắng của đội Nhật Bản cho thấy công nghệ goal-line không thể áp dụng được trong tình huống này vì bóng không nằm trong cầu môn. Ngay cả việc dựa vào hàng chục camera trên sân cũng khó xác nhận chính xác phần trên không của quả bóng vẫn chưa qua hết vạch vôi cuối sân.

Với những gì đã và đang diễn ra ở World Cup, chúng ta thấy và hiểu rõ hơn rằng: dù có công nghệ VAR, dù có cả công nghệ goal-line, và dù cho tổ trọng tài VAR có nhiều thời gian để tư vấn, phối hợp chặt chẽ với tổ trọng tài điều khiển trên sân, thì vẫn chưa thể có được quyết định chính xác 100% nếu như không có thêm bước đột phá của công nghệ đặt cảm biến chỉ nặng 14 gram bên trong tâm quả bóng Al Rihla!

Nói không sai khi chính cảm biến bên trong quả bóng Al Rihla đã có đóng góp không nhỏ vào trận thắng 2-1 của Nhật Bản trước Tây Ban Nha, một trận thắng không chỉ giúp Nhật vào vòng 16 đội mà còn vươn lên vị trí đầu bảng!

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Băn khoăn về giá vàng miếng đấu thầu
Ngân hàng Nhà nước thông báo sẽ đưa nguồn cung vàng ra thị trường thông qua phương thức đấu thầu.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Có công nghệ VAR, có goal-line… vẫn chưa đủ chính xác!