Bài viết nhằm trao đổi chung quanh việc trao bằng khen, huy chương bên giường bệnh cho những người bệnh rất nặng, sắp mất.

Có nên tổ chức trao bằng khen, huy chương bên giường bệnh?

23/11/2016, 21:39

Bài viết nhằm trao đổi chung quanh việc trao bằng khen, huy chương bên giường bệnh cho những người bệnh rất nặng, sắp mất.

Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến tới thăm và trao bằng khen cho bác sĩ Nguyễn Quốc Bảo

Giáo sư, bác sĩ Nguyễn Quốc Bảo là Trưởng khoa Ngoại Đầu Cổ tại Bệnh viện K Trung ương, nổi tiếng là khắc tinh của các u quái ác vùng đầu mặt cổ. Ông đã mổ thành công các ca rất khó và mang lại cuộc sống bình thường cho nhiều bệnh nhân.

Vừa qua, một số trang báo đăng hình GS.BS Nguyễn Quốc Bảo được trao bằng khen: ông cụ nằm trên giường bệnh với thân hình tiều tụy, công cụ trợ sức gắn vào miệng, liếc mắt nhìn bà Bộ trưởng Y tế đang cầm bằng khen để trên ngực và bụng ông. Vài ngày sau ông mất. Tấm hình đó gây nên một phản ứng trên các trang mạng và trên Facebook.

Thực ra, việc trao huy/huân chương không có gì để bàn. Có thể có người nói trao lúc đó là quá trễ, nên trao lúc ông đang làm việc hăng hái góp sức xứng đáng cho cộng đồng. Tuy nhiên đó là một vấn để khác và nếu có trễ thì việc trao huy/huân chương cũng tốt hơn là không trao hay trao trễ hơn nữa.

Tôi tin rằng việc trao bằng khen, và do chính bà Bộ trưởng trao, là một thiện chí từ tấm lòng trân trọng tài năng và đạo đức của vị bác sĩ. Trong quá khứ chúng ta đã từng gặp những cảnh tượng trân trọng như vậy đối với danh nhân.

Tuy nhiên vấn đề là tổ chức trao như thế nào! Đây mới là chủ đề của các trao đổi trên mạng.

Có nên tổ chức trao trong lúc gia đình bối rối vì bệnh tình của người thân hay không? Có nên tổ chức trao bên giường bệnh hay không? Trao bên giường bệnh thì nếu gia đình muốn chụp hình thì hình chụp chỉ để kỷ niệm trong gia đình hay có thể đưa ra công chúng?

Tôi tôn trọng và yêu mến con người. Cho nên, nhìn hình hài người sắp mất như tấm hình trên mạng tôi rất thương và tôn trọng. Sinh mạng và đời sống con người là vô giá. Không chỉ vô giá vì mất đi là không lấy lại được, mà vô giá vì có chứa đựng những ý nghĩ, tinh thần, hoài bão, ước mơ, tình cảm, tâm linh, triết lý rất cao cả, cao hơn rất nhiều những tài sản, bằng khen, huân chương… mà khi còn mạnh khỏe người ta theo đuổi.

Mỗi lần nhìn cảnh một vị cao niên sắp mất, nằm bất động trên giường bệnh với các công cụ duy trì sự sống, đôi mắt mờ đục, mệt mỏi nhìn phái đoàn nào đó vào thăm viếng (mà không biết cụ thấy và cảm nhận gì), tôi đau lòng thương cho các vị cứ bị người đời níu giữ. Những giây phút đó sao không để các cụ bình yên với những người ruột thịt thân yêu nhất chuẩn bị cuộc chia tay cuối cùng?

Với loài người thì con người là phẩm vật quý giá nhất của thiên nhiên. Cho nên khi một người sắp từ giã chúng ta ra đi vĩnh viễn thì chỉ có tấm lòng yêu thương hay tôn kính sâu thẳm mới xứng đáng để tiễn đưa.

Lòng yêu thương và tôn trọng đó có nên và có thể được biểu hiện bằng việc trao bằng khen hay huy chương vào những khoảnh khắc đó không? Chắc đây là vấn đề cảm nhận của riêng từng cá nhân. Nhưng dù sao những cảm nhận đó cũng nên phù hợp với tâm linh và truyền thống dân tộc, và thuận chiều của xã hội về hướng ngày càng nhân bản hơn!

Câu hỏi người viết nêu lên trong tựa đề thực chất cũng nhằm để được trao đổi, chỉ giáo, học hỏi thêm.

Lê Học Lãnh Vân

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Sau sắp xếp bộ máy tổ chức, TP.HCM giảm 129 đầu mối
4 giờ trước Theo dòng thời sự
Ngày 22.11, Thành ủy TP.HCM tổ chức hội thảo “Tiếp tục xây dựng hệ thống chính trị tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả; đổi mới nội dung, phương thức lãnh đạo của các cấp ủy, quản lý của chính quyền; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đáp ứng nhiệm vụ trong tình hình mới”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Có nên tổ chức trao bằng khen, huy chương bên giường bệnh?