Từ đầu mùa đại hội cổ đông đến nay, hàng loạt ngân hàng đã trình cổ đông thông qua việc tăng vốn điều lệ nhằm nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường. Không chỉ các ngân hàng nhỏ mà các “ông lớn” ngành ngân hàng cũng gia nhập cuộc chơi.
Theo tìm hiểu của báo điện tử Một Thế Giới, trong mùa đại hội cổ đông năm nay, đã có hàngchục ngân hàng quyết định tăng vốn điều lệ.
Cơn “sốt” tăng vốn
VPBank là ngân hàng mở màn cho mùa đại hội đồng cổ đông thường niên năm nay. Ngân hàng này đề xuất không chia cổ tức bằng tiền mà chỉ chia cổ tức bằng cổ phần phổ thông với tỷ lệ 13,07% dù lợi nhuận trong năm 2015 tăng mạnh. Việc chia cổ tức bằng cổ phiếu sẽ giúp VPBank tăng vốn điều lệ.
Trong đại hội đồng cổ đông diễn ra ngày 15.4, Ban quản trị Nam A Bank cũng đã trình cổ đông kế hoạch tăng vốn điều lệ của năm trước lên 4.000 tỉ đồng trong năm 2016. Đại hội cũng đã thông qua định hướng, chỉ tiêu kế hoạch năm 2016. Theo đó, HĐQT đã thống nhất đề ra kế hoạch 2016 lợi nhuận đạt 300 tỉ, tổng tài sản 40.000 tỉ, huy động vốn 28.500 tỉ, cho vay 25.000 tỉ, tỷ lệ nợ xấu dưới 3%.
Tại VietABank, trong năm 2016,ngân hàng sẽ tăng tiếp vốn điều lệ lên 4.200 tỉ đồng, tăng 20% và tổng tài sản lên trên 50 nghìn tỉ, tăng 31% so với năm trước. Tổng huy động là 50,7 nghìn tỉ, tăng 36%. Tổng dư nợ cấp tín dụng (bao gồm dư nợ cho vay và đầu tư trái phiếu, nợ bán cho VAMC) đạt 28,7 nghìn tỉ, tăng 25%.
Trong khi đó, theo tài liệu phục vụ đại hội đồng cổ đông sắp tới của MB, ngân hàngnày dự kiến trả 5% bằng tiền mặt và trả thêm 5% bằng cổ phiếu trong năm 2016. Thông qua trả cổ tức bằng cổ phiếu, vốn điều lệ của ngân hàng sẽ tăng thêm 815 tỉ đồng. Chưa kể, vốn điều lệ của ngân hàng này cũng tăng thêm gần 312 tỉ đồng nữa nhờ giao dịch sáp nhập Công ty Tài chính cổ phần Sông Đà (SDFC) vào MB đã hoàn tất ngày 5.4. Theo kế hoạch, vốn điều lệ của MB sẽ gia tăng 1.127 tỉ đồng.
Tại đại hộiđồng cổ đông của SHB diễn ra ngày 22.4, ngân hàng này cũng quyết điịnh tăng vốn điều lệ lên 11.197 tỉ đồng, tăng 18%. Nguồn vốn chủ sở hữu là 12.980 tỉ đồng, tăng 15,3%. Số vốn tăng thêm 1.711 tỉ đồng sẽ được dùng vào 3 mục tiêu làđầu tư cơ sở vật chất, tài sản cố định cho việc phát triển mạng lưới kinh doanh, trang thiết bị hiện đại hóacông nghệ và mở rộng cho vay và giao vốn cho Công ty tài chính tiêu dùng SHB.
Không kém cạnh, ACB đề nghị trả cổ tức 10% bằng cổ phiếu cho cổ đông để tăng vốn điều lệ từ 9.377 tỉ đồng lên 10.273 tỉ đồng. Để thực hiện, HĐQT ACB dự kiến phát hành thêm 89.627.390 cổ phần trả cổ tức.
Trong năm 2016, OCB cũng dự kiến tăng vốn lên 5.000 tỉ đồng sau khi hoàn tất quá trình tăng vốn năm 2015 thông qua phát hành riêng lẻ cho đối tượng chọn lọc bên ngoài và cổ đông hiện hữu là 500 tỉ đồng. Thời gian thực hiện dự kiến trong quý 2/2016. Sau khi tăng vốn, OCB đặt mục tiêu tổng tài sản đạt 65.000 tỉ đồng, tăng 31% so với kết quả thực hiện năm 2015.
Tại SaigonBank, ngân hàng này cũng đang ráo riết lên phương án cụ thể để tăng vốn, từ phương án 3.080 tỉ đồng lên 4.080 tỉ đồng đã được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận.
“Ông lớn” cũng nhập cuộc
Không chỉ các ngân hàng thương mại nhỏ mà ngay cả các “ông lớn” ngành ngân hàng cũng lên phương án tăng vốn điều lệ để khẳng định vị thế.
Theo đó, tại đại hội cổ đông thường niêm năm 2016 của Vietcombank diễn ra ngày 15.4, ngân hàngnày dự kiến tăng vốn điều lệ từ mức 26.650 tỉ đồng hiện tại lên mức 40.000 tỉ đồng trong năm nay.
Để tăng vốn điều lệ, Vietcombank thực hiện thông qua 2 bước là phát hành cổ phiếu thưởng 35% cho các cổ đông hiện hữu với số vốn điều lệ tăng thêm là 9.327 tỉ đồng và phát hành cổ phiếu riêng lẻ cho nhà đầu tư nước ngoài với tỷ lệ tối đa 10%.
Đáng chú ý, mặc dù trong kế hoạch đại hội đồng cổ đông trong năm tài chính 2016 của Vietinbank không có nội dung tăng vốn điều lệ, thế nhưng, với thương vụ sáp nhập PGBank dự kiến hoàn tất vào quý 2/2016 sẽ giúp ngân hàngnày hoàn tất kế hoạch tăng vốn điều lệ lên 49.000 tỉ đồng. Sau khi sáp nhập thành công, VietinBank dự kiến sẽ tăng vốn chủ sở hữu lên đến 64.000 tỉ đồng, tiếp tục là ngân hàng dẫn đầu về vốn điều lệ.
Theo một số lãnh đạo ngân hàng, việc các ngân hàng cùng tăng vốn điều lệ là bắt buộc theo quy định của Ngân hàng Nhà nước. Việc này không những giúp ngân hàng mở rộng hạn mức tín dụng với khách hàng, bổ sung vốn cho vay trung dài hạn, góp vốn mua cổ phần… mà còn làyêu cầu tất yếu để các ngân hàngnày đáp ứng các tiêu chuẩn quản trị rủi ro ngày càng khắt khe. Ngoài ra, việc tăng vốn giúp các ngân hàng nâng cao năng lực tài chính, ứng phó biến động thị trường.
Cụ thể, sau khi hội nhập, các ngân hàng phải tiến tới tiêu chuẩn Basel II (phiên bản thứ hai của Hiệp ước Basel, trong đó đưa ra các nguyên tắc chung và các luật ngân hàng của ủy ban Basel về giám sát ngân hàng). Như vậy, chỉ có tăng vốn mới giúp các ngân hàng đáp ứng được yêu cầu mới về vốn tối thiểu.
Phan Diệu