Chủ tịch FPT Telecom cũng rút ra được 4 trọng điểm để doanh nghiệp có thể chuyển mình sau đại dịch.

Công nghệ hóa giúp doanh nghiệp tái thiết trong thời kỳ hậu COVID-19

Thu Anh | 18/10/2021, 11:52

Chủ tịch FPT Telecom cũng rút ra được 4 trọng điểm để doanh nghiệp có thể chuyển mình sau đại dịch.

Đâu là ‘bẫy’ lớn nhất?

Tại buổi Open Talk: “Mặt trời ló rạng nơi đâu?”, ông Trần Ngọc Thái Sơn (Founder, Chủ tịch HĐQT - CEO Tiki) chia sẻ rằng căn cứ theo dữ liệu của Tiki, trong thời gian diễn ra dịch bệnh, chỉ số mua sắm của khách hàng tăng mạnh, nổi bật nhất là ngành hàng tiêu dùng.

Ông Sơn dự đoán trong thời kỳ hậu COVID-19, nhu cầu mua sắm chia thành hai thái cực tượng trưng cho hai nhóm khách hàng. Đầu tiên là nhóm khách hàng có nhu cầu giải trí ngay lập tức và sẽ hướng về các ngành như du lịch, giải trí. Nhóm khách hàng thứ hai tập trung vào tiêu dùng tiết kiệm, họ sẽ quan tâm tới mua sắm nhu yếu phẩm cho cuộc sống.

Theo thống kê, tại Việt Nam, có 69% doanh nghiệp đã tạm dừng hoạt động, 16% doanh nghiệp hoạt động cầm chừng, chỉ có 15% hoạt động bình thường.

huong-di-can-thiet-cho-doanh-nghiep-de-tai-thiet-trong-thoi-ky-hau-covid-19..jpg
Quá trình công nghệ hóa trong doanh nghiệp là điều tối quan trọng - Ảnh: Internet

Ngoài ra, ông Trần Ngọc Thái Sơn chia sẻ: “Trong 2 năm trở lại đây, các chính sách đối với thương mại điện tử đã cởi mở hơn rất nhiều. Mặc dù là công ty Việt Nam và có thể không có lợi thế về nguồn lực như các công ty nước ngoài nhưng Tiki luôn coi công nghệ là nguồn lực quan trọng, do đó công ty sớm áp dụng điện toán đám mây, AI, robotic trong việc vận hành kho bãi”.

Tuy nhiên, ông Sơn cũng cho biết cái bẫy lớn nhất là muốn “ôm đồm” nhiều thứ, xa rời đi cốt lõi của Tiki là phục vụ khách hàng.

Đối với ông Nguyễn Thái Phiên (Phó tổng giám đốc Đầu tư và Tài chính - Tập đoàn NovaGroup), ở mỗi cấp độ, doanh nghiệp sẽ có khó khăn riêng. NovaGroup đang tập trung đi sâu vào những ngành đang triển khai và xác định khép kín trong chuỗi.

Theo ông, cái bẫy lớn nhất là ở chính mình, là khi ban lãnh đạo thỏa mãn với những gì mình đã làm. Doanh nghiệp phải duy trì sự khát khao, chiến đấu của từng người trong bộ máy. Cái bẫy lớn nhất vẫn là sự thỏa mãn, đó là sợi dây kéo mình lại nhiều nhất.

Trọng điểm để doanh nghiệp chuyển mình sau đại dịch

Tự nhận mình là người lạc quan, nhưng đối với ông Hoàng Nam Tiến (Chủ tịch FPT Telecom) ảnh hưởng của COVID-19 lên Việt Nam khá nặng nề vì thời gian nhập thiết bị rất chậm. Ngoài ra, các chuyên gia cao cấp không vào Việt Nam vì chi phí tăng cao và buộc phải cách ly.

Chưa hết, ông Hoàng Nam Tiến cũng cho biết đối với thị trường trong nước, trong suốt 1 năm vừa qua, hàng ngàn bạn trẻ lẽ ra phải được gặp gỡ để làm việc, học hỏi, chia sẻ kinh nghiệm nhưng chúng ta phải làm việc online. Cùng với đó là tâm lý lo ngại của người dân sợ dịch bệnh quay lại.

2.jpg
Các chuyên gia chia sẻ tại Hội thảo - Ảnh chụp màn hình

Tuy nhiên, Chủ tịch FPT Telecom cũng rút ra được 4 trọng điểm để doanh nghiệp có thể chuyển mình sau đại dịch. Cụ thể, trong hoàn cảnh hiện nay, chuyển từ quản trị doanh nghiệp qua chỉ huy doanh nghiệp. Doanh nghiệp nào ứng dụng công nghệ sẽ nhanh chóng trở thành doanh nghiệp xanh để ứng phó với dịch.

Văn hóa doanh nghiệp rất quan trọng, làm việc với 200% năng suất, từ quản lý đến nhân viên tiếp tục chiến đấu cùng nhau để đạt được mục tiêu chung. Cuối cùng, người lãnh đạo phải là người biết nhìn xa trông rộng, có năng lực nhìn thấy tương lai và lái con thuyền doanh nghiệp đi đúng đường.

Trong buổi chia sẻ, ông Lê Trí Thông (Phó chủ tịch HĐQT, CEO Công ty CP Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận PNJ) có nhắc đến “chữ T” - Tái tạo. Theo ông, “Tái tạo” là làm mới lại bộ máy đang chạy. “Rất nhiều doanh nghiệp nghĩ tái tạo là sẽ gặp nhiều khó khăn, họ lại vội chuyển hướng chiến lược. Trong khi chiến lược cần thiết nhất là suy nghĩ không cũ cho những vấn đề không mới”, ông Thông nói.

Đối với Chủ tịch FPT Telecom, quá trình công nghệ hóa trong doanh nghiệp là điều tối quan trọng, “Chúng ta phải xây dựng được hệ sinh thái cho doanh nghiệp. Không chỉ bán lẻ, sản xuất, phân phối, viễn thông, tài chính. Người dẫn đầu doanh nghiệp phải có tư duy doanh nhân đặc biệt. Phải có lòng tin sắt đá là mình sẽ làm được mọi việc. Ai ứng dụng công nghệ tốt hơn, người đó sẽ chắc thắng”, ông Tiến phân tích.

Công nghệ và dịch vụ khách hàng

Về hướng phát triển cho các doanh nghiệp sau đại dịch, ông Trần Ngọc Thái Sơn nhận định rằng sẽ không có câu trả lời đúng toàn bộ cho tất cả doanh nghiệp. “Giải pháp là tạo ra cơ chế để sản xuất an toàn. Sử dụng công nghệ để áp dụng được cho sản xuất số lượng lớn, và các doanh nghiệp cũng nên tính tới tự động hóa 1 phần”, ông Sơn chia sẻ.

Là một doanh nghiệp công nghệ, ông Hoàng Nam Tiến đã nhắc về trải nghiệm riêng biệt của từng khách hàng thông qua một món ăn bình dân, như món bún ốc cũng có thể tạo ra trải nghiệm khách hàng xuất sắc. Do vậy, dịch vụ khách hàng chính là giải pháp cho các doanh nghiệp.

Theo ông Tiến, chúng ta không bán sản phẩm, mà chúng ta bán trải nghiệm mua hàng. Ví dụ ngành hàng trang sức, hình thức mua bán online không thể thay thế được hình thức mua bán offline, vì trải nghiệm khách hàng rất đặc biệt. Nó cá nhân hóa được khách hàng.

Đồng quan điểm, CEO Công ty CP Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận PNJ cũng cho biết, trong thời gian diễn ra dịch bệnh, PNJ phải đóng 300 cửa hàng toàn quốc nhưng vẫn có đơn đặt hàng từ các dịch vụ online.

“Lúc đó chúng tôi đặt ra câu hỏi liệu hình thức bán hàng online có thay thế được tất cả hay không? Nhưng kinh doanh trang sức chỉ thật sự hiệu quả khi mang đến trải nghiệm vật lý cho người mua, nên chắc chắn phải có cân bằng giữa online và offline”, vị CEO chia sẻ.

Vị CEO cũng nhấn mạnh trong thời buổi chuyển giao công nghệ, chắc chắn tỷ trọng mua sắm online sẽ tăng, hành vi khách hàng cũng khác và biến động liên tục. Doanh nghiệp phải làm sao thay đổi cho kịp, mà vẫn theo đuổi cốt lõi phục vụ, mang đến giá trị cho khách hàng. Không phải ngành nào cũng 100% online được.

“Bài tuyên truyền thực hiện Nghị quyết 84/NQ-CP ngày 29/5/2020 của Chính phủ”

Bài liên quan
Đổi mới, sáng tạo: Cần nhiều doanh nghiệp bứt phá như THACO, Vinamilk, Viettel
Đối với Việt Nam, đổi mới công nghệ và sáng tạo công nghệ có tác động quan trọng cho nền kinh tế. Đã có những doanh nghiệp hàng đầu ở Việt Nam phát triển được năng lực và kỹ năng công nghệ tiên tiến.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Kinh tế-xã hội Việt Nam gần đây và triển vọng trong năm nay - Bài 1: Những điểm sáng và thành tựu nổi bật
Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu suy giảm, nhờ sự phối hợp kịp thời, chặt chẽ, hiệu quả của các cơ quan trong hệ thống chính trị, sự điều hành chủ động, linh hoạt, quyết liệt của Chính phủ, sự đoàn kết, tin tưởng, ủng hộ của nhân dân và cộng đồng doanh nghiệp... tình hình kinh tế - xã hội nước ta năm 2023 đã phục hồi ổn định, sang năm 2024 càng phát triển. Trong loạt bài này, chúng tôi xin đề cập tới hiện trạng kinh tế - xã hội đất nước và triển vọng trong năm 2024.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Công nghệ hóa giúp doanh nghiệp tái thiết trong thời kỳ hậu COVID-19